"Quái vật" Tiên Nữ sắp va chạm chúng ta từng nuốt thiên hà khác?

Một thứ có hình dạng rất bí ẩn ở trung tâm của Andromeda - thiên hà Tiên Nữ, hàng xóm của thiên hà chứa Trái đất Milky Way, vừa được giải mã.

Đó là một cụm sao kỳ dị nằm ở trung tâm của Tiên Nữ và trở thành câu đố cho giới thiên văn nhiều năm qua. Thông thường ở trung tâm một thiên hà sẽ xuất hiện cụm sao đối xứng, nhưng cụm sao của Tiên Nữ hoàn toàn méo mó, giống như bị một thứ gì đó đập vào làm biến dạng.

Theo Science Alert, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà vật lý thiên văn Tatsuya Akiba từ Đại học Colorado ở Boulder (Mỹ) đã kết luận rằng đó là dấu hiệu của sự hợp nhất của 2 lỗ đen siêu khối đều từng là lỗ đen trung tâm của thiên hà.

Quái vật Tiên Nữ sắp va chạm chúng ta từng nuốt thiên hà khác?
Thiên hà Tiên Nữ - (Ảnh: NASA)

Để chứng minh điều này, các tác giả đã chạy mô phỏng máy tính về các vụ va chạm lỗ đen siêu lớn và nhận thấy lực tạo ra đủ để kéo quỹ đạo của các ngôi sao gần trung tâm thiên hà thành một hình bầu dục kéo dài, như những gì đã thấy trong thiên hà Tiên Nữ.

Nguyên nhân Tiên Nữ có tới 2 lỗ đen trung tâm là vì nó từng nuốt một thiên hà khác. Khi thiên hà va chạm và hợp nhất, 2 lỗ đen trung tâm sẽ quay quanh nhau, tăng tốc độ trước khi đập vào nhau trong một sự kiện khủng khiếp rồi hợp nhất. Hiện nay Tiên Nữ chỉ còn một lỗ đen duy nhất bởi vụ hợp nhất đã hoàn tất và để lại tàn tích là cụm sao kỳ lạ.

Vụ hợp nhất lỗ đen sẽ không gây hủy diệt các ngôi sao của thiên hà, nhưng tạo ra luồng năng lượng cực mạnh đủ để ảnh hưởng đến vị trí của các ngôi sao.

Đây là một phát hiện thú vị bởi Tiên Nữ được dự báo sẽ va chạm với Milky Way (Ngân Hà) của chúng ta trong 2 tỉ năm tới. Đó sẽ là một cuộc đối đầu khốc liệt bởi cả 2 thiên hà đều to lớn, thuộc dạng "quái vật" trong vũ trụ. Một nghiên cứu vào năm ngoái tiết lộ để đạt được kích thước khủng khiếp như ngày nay, thiên hà chứa Trái đất đã nuốt chửng khoảng 16 thiên hà khác.

Vụ va chạm giữa Tiên Nữ và thiên hà của chúng ta được cho là không làm phá hủy Trái đất, nhưng có thể gây tuyệt chủng bởi tạo ra một lực đủ làm xô lệch Hệ Mặt trời, hất Trái đất khỏi "vùng sự sống" hiện tại.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vụ nổ sao chổi cổ đại biến sa mạc khô cằn nhất thế giới thành thuỷ tinh

Vụ nổ sao chổi cổ đại biến sa mạc khô cằn nhất thế giới thành thuỷ tinh

Cánh đồng thủy tinh sẫm màu rải rác trên sa mạc Atacama khô cằn nhất thế giới được tạo ra bởi một sao chổi phát nổ vào khoảng 12.000 năm trước.

Đăng ngày: 06/11/2021
NASA sắp đâm tàu vũ trụ 330 triệu USD vào tiểu hành tinh

NASA sắp đâm tàu vũ trụ 330 triệu USD vào tiểu hành tinh

Lần đầu tiên NASA sẽ phóng tàu vũ trụ đâm vào một tiểu hành tinh nhỏ và thay đổi quỹ đạo của nó để thử nghiệm chiến thuật bảo vệ hành tinh.

Đăng ngày: 06/11/2021
Tài tử Tom Hanks từ chối đề nghị lên vũ trụ của tỷ phú Jeff Bezos

Tài tử Tom Hanks từ chối đề nghị lên vũ trụ của tỷ phú Jeff Bezos

Nam diễn viên cho rằng việc chi 28 triệu USD để bay vào vũ trụ là không cần thiết.

Đăng ngày: 05/11/2021
Phát hiện sự tồn tại của nước ở thiên hà cách Trái đất 12,8 tỷ năm ánh sáng

Phát hiện sự tồn tại của nước ở thiên hà cách Trái đất 12,8 tỷ năm ánh sáng

Các nhà khoa học cho biết họ đã phát hiện ra bằng chứng về sự tồn tại của nước trong một thiên hà cách Trái Đất khoảng 12,8 tỷ năm ánh sáng.

Đăng ngày: 05/11/2021

"Hệ Mặt trời" kỳ lạ nhất vũ trụ: Các hành tinh quay... vuông góc

Mặt phẳng quỹ đạo của các hành tinh mới phát hiện gần như vuông góc với nhau, do 2 trong 3 đã chọn đi du ngoạn từ cực này sang cực kia của ngôi sao mẹ.

Đăng ngày: 04/11/2021
Kỳ thú 6 hiện tượng thiên văn bùng nổ trên bầu trời tháng 11

Kỳ thú 6 hiện tượng thiên văn bùng nổ trên bầu trời tháng 11

Bước sang tháng 11, người dân sẽ có dịp chiêm ngưỡng những cảnh tượng tuyệt đẹp của bầu trời khi xảy ra 6 hiện tượng thiên văn kỳ thú.

Đăng ngày: 04/11/2021
Hình ảnh ấn tượng của hố tinh vân

Hình ảnh ấn tượng của hố tinh vân "siêu bong bóng" bí ẩn từ kính viễn vọng không gian Hubble

N44 là tinh vân vô cùng đặc biệt khi xuất hiện “siêu bong bóng” – một khoảng trống tối và lớn đầy bí ẩn ở giữa.

Đăng ngày: 04/11/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News