Vệ tinh Nano Dragon của Việt Nam bay vào vũ trụ

Sáng 9/11, vệ tinh NanoDragon của Việt Nam bay vào vũ trụ sáng nay cùng với 8 vệ tinh khác tại Nhật Bản lúc 9h55 phút 16 giây tại bãi phóng Nhật Bản.

Đại sứ Vũ Hồng Nam: "Việt Nam khắc lên bản đồ các quốc gia chinh phục vũ trụ"
Chia sẻ với PV từ điểm phóng vệ tinh, đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam cho biết ông xúc động khi tận mắt chứng kiến giây phút tên lửa Epsilon số 5 từ trạm phóng Uchinora bắt đầu đầu khởi động mang theo vệ tinh NanoDragon do các nhà khoa học, chuyên gia Trung tâm vũ trụ Việt Nam (VNSC) phát triển, bay vào không gian vũ trụ.

"Giờ phút thiêng liêng này đánh dấu một lần nữa hai tiếng Việt Nam được khắc lên bản đồ của các quốc gia trên con đường chinh phục vũ trụ", ông nói. Đó thực sự là cảm giác tự hào xen lẫn niềm kiêu hãnh khi chứng kiến thành tựu của ngành vũ trụ Việt Nam. Theo đại sứ, đây là thành quả bước đầu rất đáng tự hào của Trung tâm vũ trụ Việt Nam thuộc Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam, đánh dấu bước tiến quan trọng của ngành công nghiệp vũ trụ Việt Nam.

Vệ tinh Nano Dragon của Việt Nam bay vào vũ trụ
Đại sứ Vũ Hồng Nam (phải) và ông Yamakawa Hiroshi Chủ tịch JAXA tại bãi phóng Uchinora. (Ảnh: VT).

Ông nhớ lại, cách đây 10 năm khi Trung tâm vũ trụ Việt Nam mới thành lập. Khi đó GS.TS Phạm Quang Tuấn, Giám đốc đầu tiên của VNSC giới thiệu cho ông chỉ là miếng đất trống. Vì vậy, kết quả hiện có là bước tiến ghi dấu nỗ lực không ngừng, những đóng góp của các kỹ sư, nhà khoa học trong nước. "Tôi tin rằng Việt Nam sẽ đạt những bước tiến xa hơn, thành công hơn nữa trên con đường chính phục không gian", ông nói và cho rằng cùng chờ đợi vệ tinh LotuSat-1 dự kiến sẽ được phóng lên không gian vào năm 2023. Đây là vệ tinh cỡ lớn tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều giá trị, ý nghĩa to lớn đối với Việt Nam không chỉ trong phát triển kinh tế, khoa học công mệ mà còn đóng góp cho nền an ninh quốc phòng của đất nước.

Ông cũng kỳ vọng các dữ liệu vệ tinh thu thập được sẽ được ứng dụng vào phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế biển, nông nghiệp, quản lý rừng cũng như biến đổi khí hậu, giảm sát các hoạt động về an ninh-quốc phòng như quản lý biến giới, xây dựng nền tảng khoa học cơ bản quốc gia.

Sự vượt trội về khả năng cung cấp thông tin dữ liệu đặc thù của hệ thống vệ tinh vũ trụ sẽ giúp phục vụ hiệu quả cho các dự án của các thành phần kinh tế như quy hoạch phát triển đô thị, xây dựng khu công nghiệp. Do đó, Đại sứ Vũ Hồng Nam nhấn mạnh vai trò của phát triển công nghiệp vệ tinh tiềm năng rất lớn trong phát triển kinh tế, an ninh-quốc phòng cho cả khu vực nhà nước và tư nhân.

7h59: Tên lửa Epsilon 5 đưa 9 vệ tinh bao vào vũ trụ

Một phút sau khi phóng tên lửa đã được phóng thành công, theo đúng quỹ đạo so với phòng điều khiển.

Lần lượt các động cơ tầng 1 và tầng 2 được tháo rời. Ba phút sau khi phóng, động cơ đẩy hoạt động bình thường.

07h48

Vệ tinh của Việt Nam sẽ được phóng bởi tên lửa Epsilon 5 tại bãi phóng Trung tâm Vũ trụ Uchinoura, tỉnh Kagoshima (Nhật Bản) trong chương trình "Trình diễn công nghệ vệ tinh sáng tạo 2"- Innovative Satellite Technology Demonstration-2". Thời gian phóng dự kiến lúc 9h55 đến 9h59 (tức 7h55 đến, giờ Hà Nội).

Theo thông tin từ Trung tâm Vũ trụ Uchinoura, thời tiết hôm nay có nắng, tốc độ gió 5m/2. Các yếu tố như gió thượng tầng được kiểm tra đảm bảo sẵn sàng, thuận lợi cho kế hoạch phóng.

Vệ tinh Nano Dragon của Việt Nam bay vào vũ trụ
Tên lừa rời khỏi giá đỡ.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nữ phi hành gia Trung Quốc đầu tiên đi bộ ngoài không gian

Nữ phi hành gia Trung Quốc đầu tiên đi bộ ngoài không gian

Nữ phi hành gia Wang Yaping thực hiện chuyến đi bộ không gian đầu tiên bên ngoài trạm Thiên Cung hôm 7/11 cùng với chỉ huy Zhai Zhigang.

Đăng ngày: 08/11/2021
Bão mặt trời mạnh mang cực quang tới Mỹ

Bão mặt trời mạnh mang cực quang tới Mỹ

Một cơn bão mặt trời mạnh hiện nay có thể gây thiệt hại cho mạng lưới điện, vệ tinh và tín hiệu vô tuyến nhưng cũng tạo ra cực quang tuyệt đẹp ở Bắc Mỹ hôm 4/11.

Đăng ngày: 08/11/2021

"Quái vật" Tiên Nữ sắp va chạm chúng ta từng nuốt thiên hà khác?

Một thứ có hình dạng rất bí ẩn ở trung tâm của Andromeda - thiên hà Tiên Nữ, hàng xóm của thiên hà chứa Trái đất Milky Way, vừa được giải mã.

Đăng ngày: 08/11/2021
Vụ nổ sao chổi cổ đại biến sa mạc khô cằn nhất thế giới thành thuỷ tinh

Vụ nổ sao chổi cổ đại biến sa mạc khô cằn nhất thế giới thành thuỷ tinh

Cánh đồng thủy tinh sẫm màu rải rác trên sa mạc Atacama khô cằn nhất thế giới được tạo ra bởi một sao chổi phát nổ vào khoảng 12.000 năm trước.

Đăng ngày: 06/11/2021
NASA sắp đâm tàu vũ trụ 330 triệu USD vào tiểu hành tinh

NASA sắp đâm tàu vũ trụ 330 triệu USD vào tiểu hành tinh

Lần đầu tiên NASA sẽ phóng tàu vũ trụ đâm vào một tiểu hành tinh nhỏ và thay đổi quỹ đạo của nó để thử nghiệm chiến thuật bảo vệ hành tinh.

Đăng ngày: 06/11/2021
Tài tử Tom Hanks từ chối đề nghị lên vũ trụ của tỷ phú Jeff Bezos

Tài tử Tom Hanks từ chối đề nghị lên vũ trụ của tỷ phú Jeff Bezos

Nam diễn viên cho rằng việc chi 28 triệu USD để bay vào vũ trụ là không cần thiết.

Đăng ngày: 05/11/2021
Phát hiện sự tồn tại của nước ở thiên hà cách Trái đất 12,8 tỷ năm ánh sáng

Phát hiện sự tồn tại của nước ở thiên hà cách Trái đất 12,8 tỷ năm ánh sáng

Các nhà khoa học cho biết họ đã phát hiện ra bằng chứng về sự tồn tại của nước trong một thiên hà cách Trái Đất khoảng 12,8 tỷ năm ánh sáng.

Đăng ngày: 05/11/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News