Những "đôi mắt thần" trong tự nhiên

Với những khả năng quan sát kỳ lạ giúp đôi mắt của một số loài động vật được coi là "mắt thần". Đây là món quà vô giá mà tự nhiên ban tặng cho một số loài sinh vật.

Chúng ta hẳn sẽ hài lòng khi đến các phòng khám nhãn khoa kiểm tra thị lực và ra về với kết quả của hai bên mắt đều là 10/10. Tuy nhiên, mắt của con người có tầm nhìn thực sự hạn chế, ít nhất là so với các cặp mắt được liệt kê dưới đây.

Mắt của ruồi "sát thủ"

Những đôi mắt thần trong tự nhiên
Đôi mắt của Assasin Fly có một tầm nhìn rất hoàn hảo.

Trên đây là hình ảnh ruồi "sát thủ", vốn hay bị nhầm lẫn với các loài ong nhưng nó “lợi hại” hơn rất nhiều. Sinh sống ở các vùng đồng cỏ trên khắp thế giới, tầm nhìn hoàn hảo cho phép nó tính toán được khoảng cách, tốc độ của các vật thể hay con mồi đang “lảng vảng” phía trước.

Cặp mắt kép với hàng ngàn “ống kính” nhỏ, cung cấp cho nó một tầm nhìn vượt trội và thực sự phát huy hiệu quả khi săn các loại côn trùng nhỏ hơn.

Mắt đại bàng

Những đôi mắt thần trong tự nhiên
Mắt đại bàng có thể nhìn thấy một con chuột ở cách xa 1,6 km.

Mắt đại bàng có kích cỡ và trọng lượng gần giống mắt người. Nhưng chúng có hình dạng khác hẳn. Phía sau lưng mắt chúng phẳng hơn và rộng hơn lưng mắt chúng ta, tạo cho nó một trường quan sát lớn hơn nhiều.

Lưng mắt người có một vùng đặc biệt trên võng mạc gọi là hố thị giác (fovea - nơi tập trung nhiều tế bào nhận sáng). Hố thị giác của người có khoảng 200.000 tế bào hình nón trên mỗi milimét, một con số lớn đến nỗi bạn khó có thể hình dung, nhưng chưa thấm vào đâu so với đại bàng.

Hố thị giác của chúng có khoảng 1 triệu tế bào hình nón trên mỗi milimét. Nó cho phép đại bàng có thể nhìn thấy một con chuột ở cách xa 1,6 km. Điều đó vượt ngoài khả năng của con người.

Võng mạc chim đại bàng được phủ dày đặc những tế bào nhạy cảm với ánh sáng và màu sắc gọi là các cone hơn võng mạc người giúp tăng cường xử lý những chi tiết tương tự như camera.

Thêm một chú ý nhỏ nữa, đại bàng và cú có tới 3 mí mắt và phía dưới thì lớn hơn phía trên, do đó ta có cảm giác chúng nhấp nháy mắt lên thay vì xuống.

Mắt của tắc kè hoa

Những đôi mắt thần trong tự nhiên
Đôi mắt của tắc kè hoa có tầm quan sát của loài này lên tới 360 độ.

Mắt của tắc kè hoa thậm chí còn mạnh hơn của đại bàng ở một số “khoảng” trong tầm nhìn.

Là loài vật độc đáo với mí mắt trên và dưới dính với nhau, chỉ có một khe hở nhỏ để quan sát. Tuy nhiên với khả năng cuộn và xoay hai mắt độc lập, tầm quan sát của loài này lên tới 360 độ. Đôi mắt quả là tuyệt vời.

Khi tập trung 2 mắt cùng về một hướng, thị lực của tắc kè trở nên vô cùng chính xác và có nhận thức sâu, khiến chúng có thể bắt mồi bằng lưỡi với một siêu tốc độ. Con côn trùng cách vài mét cũng nhanh chóng rơi vào tầm ngắm tấn công. Tắc kè hoa cũng có khả năng nhìn thấy tia cực tím.

Mắt sò

Những đôi mắt thần trong tự nhiên
Mắt sò có khả năng sản sinh để thay thế những con mắt đã mất.

Loài sò có rất nhiều mắt nằm dọc theo mép phải và trái bên trong lớp vỏ. Nếu chẳng may nó bị mất đi con mắt nào đó, nó hoàn toàn có thể sản sinh ra con mắt khác thay thế. Đây là điều mà không loài vật nào khác làm được.

Mắt cá sấu

Những đôi mắt thần trong tự nhiên
Mắt cá sấu không có tuyến lệ.

"Nước mắt cá sấu" là một hình ảnh đầy tính ước lệ trong ngôn ngữ, vì trên thực tế, cá sấu chẳng bao giờ khóc. Chúng không hề có tuyến lệ.

Tuy nhiên, đôi mắt của cá sấu có thể tiết ra một loại dịch nhờn từ phía sau mí mắt thứ ba hoặc màng mắt, để bôi trơn hoặc làm sạch mắt và ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn. Các cạnh của màng này có thể được nhìn thấy ở rìa mắt của cá sấu khi nó mở to ra. “Nước mắt” cũng xuất phát từ chỗ này.

Mắt tắc kè

Những đôi mắt thần trong tự nhiên
Mắt của loài thằn lằn nhỏ này có thể quan sát vào ban đêm cực tốt.

Bức ảnh trên là hình ảnh một chú tắc kè, một loài thằn lằn nhỏ với đôi mắt rất to. Vào ban đêm, con ngươi của chúng được mở rộng ra hết cỡ để tiếp nhận ánh sáng, do đó chúng quan sát trong đêm tối tốt hơn.

Tuy nhiên, vào ban ngày thì con ngươi chỉ lộ ra một khoảng nhỏ rất bé. Mắt của tắc kè được bảo vệ bởi một lớp màng mỏng sạch và ẩm nhờ việc thường xuyên sử dụng chiếc lưỡi dài của mình để liếm lớp màng này.

Mắt rắn

Những đôi mắt thần trong tự nhiênMắt rắn không có các mí mắt chuyển động.

Không giống như các họ thằn lằn khác, rắn không có các mí mắt chuyển động, bộ phận có nhiệm vụ nó bảo vệ và bôi trơn cho đôi mắt. Do đó, đôi mắt của nó luôn mở to, nhìn thẳng vào con mồi. Vì vậy, mắt của rắn rất kém, bù lại là khả năng khứu giác đứng đầu trong các loài động vật.

Con ngươi của chúng đôi khi còn được bao quanh bởi các vòng tròn nhỏ nhiều màu như nâu, đỏ, vàng hay xanh lá.

Mắt khỉ Tarsier

Những đôi mắt thần trong tự nhiênĐôi mắt của khỉ Tarsier rất lớn so với kích thước cơ thể và có thể quan sát rất tốt vào ban đêm.

Đây là loại động vật linh trưởng nhỏ nhất được biết đến trên thế giới. Đôi mắt rất lớn so với kích thước cơ thể, song nó lại gây ra sự kém linh hoạt. Tuy nhiên, chiếc cổ có khả năng quay 180 độ giúp nó có tầm quan sát rất tốt. Đôi mắt cũng thực sự hữu dụng khi đêm về, giúp chúng săn mồi rất tốt.

Trên đây chỉ là một số ít các đôi mắt tuyệt diệu và kỳ lạ trong tự nhiên. Có thể nói, thiên nhiên luôn biết cách khiến cho con người trở nên khiêm tốn hơn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Cũng như các ngày lễ khác, trong lễ Halloween, người ta thường ăn một số món ăn đặc trưng và mang ý nghĩa đặc biệt cho dịp này.

Đăng ngày: 25/10/2018
Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Về cơ bản, ngao Tây Tạng (hoặc ngao Tạng) nổi tiếng vì khả năng trung thành tuyệt đối với chủ nhân. Đó là một trong những đặc điểm giúp chúng trở thành loài chó đắt nhất thế giới trong nhiều năm liền.

Đăng ngày: 20/07/2018
Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Quạ là loài chim có tập tính xã hội cao và chúng vẫn tiếp tục quan hệ gắn bó cả sau khi chết. Những con quạ sống thường tụ tập và kêu ầm ỹ gần xác đồng loại, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018

"Điểm mặt chỉ tên" những "hung thần" mạnh không kém chó ngao Tây Tạng

Bản tính hung dữ một phần nào đó vẫn tồn tại trong những loài chó đã được thuần dưỡng hiện nay.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể

Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể "vô tư" leo tường vào nhà dân mà chẳng ai sợ - vì sao?

Chúng có thể bơi lội dưới những kênh rạch bao quanh các khu dân cư hay trèo lên các ngôi nhà cao tầng của Nhật Bản để tìm kiếm con mồi yêu thích.

Đăng ngày: 19/07/2018
Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Loài rắn mới này được đặt tên là "Bandy-Bandy". Do đặc tính sống chui lủi trong hang, các nhà khoa học Úc rất bất ngờ khi vấp phải nó tại một khu vực gần biển.

Đăng ngày: 18/07/2018
Mò vào hang săn con non, rắn hổ mang bị cầy mangut xé xác

Mò vào hang săn con non, rắn hổ mang bị cầy mangut xé xác

Rắn là chuyên gia đột nhập vào hang hẹp, nơi cầy mangut giấu con non. Khi linh do thám phát hiện có rắn chúng sẽ cất tiếng kêu cảnh báo. Cả bầy kéo tới nghênh chiến kẻ thù.

Đăng ngày: 18/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News