Những động vật hiền lành có vẻ ngoài ma quái
Nhiều sinh vật hiếm gặp trong thiên nhiên hoang dã dưới con mắt của con người trông xấu xí, ghê sợ, nhưng trên thực tế chúng lại rất lành.
Thạch sùng đuôi thùy ba vạch Ptychozoon trinotaterra. Nhiều người sẽ cảm thấy nổi da gà khi nhìn thấy loài thạch sùng này đang bám dính vào thân cây gỗ mục ở trong rừng. Cơ thể chúng có nhiều các nốt sần lớn trên lưng. Thân của chúng mảnh hơn và nhiều hoa văn trên cơ thể tạo thành từng dải đen, nâu, trắng mốc vòng. Màng da bụng và da má của loài này khá rộng bành ra hai bên khi chúng nhảy từ cây này qua cây khác trong lúc lẩn tránh kẻ thù, săn mồi. Đây là loài rất hiếm gặp trong thiên nhiên hoang dã. (Ảnh: Khương Hữu Thắng)
Thạch sùng đuôi thùy Ptychozoon lionatum. Đây là bà con thân thuộc với thạch sùng đuôi ba ba thuỳ, nhưng có kích thước nhỏ hơn và các riềm đuôi hơi hướng về phía sau. Đuôi của chúng hai bên có hình răng cưa và được xẻ sâu với 9 - 15 răng cưa. Chúng thường hoạt động về đêm và sống chung sinh cảnh với các loài thạch sùng khác. Khi bị rượt đuổi, chúng thường nhảy xuống và dùng cánh da để bay qua cây khác, hoặc ít nhất là tránh cho khỏi ngã. Thức ăn của loài này là các loài côn trùng nhỏ. (Ảnh: Lê Khắc Quyết)
Thằn lằn rắn hác Ophisaurus harti. Cơ thể của loài này được tạo hoá trang hoàng màu nâu đỏ nhạt với các vạch ngang màu xanh trên lưng. Các con nhỏ phía trên có màu nâu mờ xám xịt với các chấm đen nhỏ, chúng cũng có một dải màu nâu đậm chạy từ mõm, dọc theo hông phía trên đường rãnh, tới đuôi và một dải thứ hai hẹp hơn phía dưới đường rãnh. Các vảy hình chữ nhật sáng bóng tạo thành những sống chạy dài liên tục và được bố trí theo các hàng ngang thẳng.
Loài này phân bố ở vùng có khí hậu lạnh hơn, nên chúng sống chủ yếu ở miền Bắc và nơi có độ cao từ 1.400m trở lên. Thức ăn của chúng chủ yếu là côn trùng. Thằn lằn con mới nở dài khoảng 1,8cm. (Ảnh: Nguyễn Thiên Tạo)
Thằn lằn rắn sôlốpky Ophisaurus sokolovi. Loài này có kích thước nhỏ nhắn hơn người bà con thằn lằn rắn hác Ophisaurus harti. Cơ thể của loài được trang điểm một màu nâu nhạt và những hang vảy dọc khá đồng đều xếp dọc theo thân. Chúng có một vệt đen rất rõ chạy dọc từ giữa hông thân đến mút đuôi. Mặc dù không chân nhưng chúng thực sự là một kẻ quán quân về độ trườn và lẩn trốn nhanh như điện chui vào các đám thảm mục thực vật mỗi khi cảm nhận thấy bị đe doạ. Khi bị bắt chúng giả vờ chết bẳng cách nhắm mắt và thân hình mềm nhũn, thõng thượt. Nơi sống của loài chủ yếu là ở các tầng cây thấp nơi các thảm mục thực vật dày, ẩm và hiếm khi nhìn thấy loài này ngoại trừ khi chúng sưởi nắng vào các buổi sáng mát trời hoặc sau cơn mưa. (Ảnh: Hoàng Minh Đức)
Thằn lằn bóng chân ngắn Lygosoma quadrupes. Xung quanh loài này có rất nhiều cái tên như "rắn có chân”. Với giới khoa học, chúng chỉ là một loài thằn lằn vô hại và tứ chi của chúng cũng có thể là một sai lầm của tạo hoá vì chi của chúng rất yếu không đủ sức để nhấc nổi thân hình vừa dài vừa nặng, khiến chúng phải trườn nhanh hơn bước trên mặt các thảm mục của rừng.
Làn da của loài này được bao bọc bởi một chiếc áo giáp sừng bóng lộn, chắc chắn với hàng ngàn chiếc vảy nhỏ li ti. Đuôi của chúng dài 7cm. Loài thằn lằn rất dài này tiêu biểu nhất cho lối sống trong hang của các loài thằn lằn thuộc giống Lygosoma. Các chi thu nhỏ lại rất nhiều nhưng vẫn có năm ngón. Chỉ có một giác bám và không có phần trên mũi, có lẽ bởi vì chúng nối với vảy trên mũi. Loài này thường được tìm thấy trong các khúc gỗ mục. Thức ăn là loài ăn mối và ấu trùng. (Ảnh: arowana.com.vn)
Thằn lằn bóng thiên thần Lygosoma angeli. Những hàng vảy xếp đều của loài này được phản chiếu lung linh dưới ánh nắng mặt trời sau những cơn mưa dài khiến chúng phải điều tiết thân nhiệt bằng cách phơi nắng. Ánh mắt láo liên của chúng rất cảnh giác với những đe doạ xung quanh và chỉ cần một tiếng động nhỏ cũng đủ để chúng ba chân bốn cẳng chạy trốn vào bụi cây rậm rạp gần nhất.
So với họ người hàng thằn lằn bóng chân ngắn Lygosoma quadrupes thì kích thước của loài này lớn hơn 2 đến 2,5 lần nhưng chiều dài đuôi ngắn hơn. Chúng có 30 hàng vẩy quanh giữa thân, và những vẩy trên lưng không lớn hơn các vẩy khác. (Ảnh: vncreatures.net)

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt
Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Tư thế đuôi tiết lộ tâm trạng của mèo
Đuôi mèo dựng thẳng thể hiện sự tự tin, trong khi đuôi cong như dấu hỏi là biểu hiện của sự thân thiện, còn xù đuôi có nghĩa sợ hãi.

Những loài động vật ăn thịt đồng loại đáng sợ nhất
Chắc hẳn các bạn từng xem một vài bộ phim về những kẻ ăn thịt người (Cannibal). Những câu chuyện kiểu ấy xem ra nhàm chán với mọi người, nhưng với một số loài động vật, đây không phải là trò đùa.

Loài ngựa lùn độc nhất thế giới
Ngựa lùn Shetland chỉ cao bằng một đứa trẻ nhưng có sức kéo bằng một con bò và là loài ngựa thông minh nhất hiện nay. Chúng được người dân Scltlan coi như linh vật quốc gia.

Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận
Chim đà điểu đầu mèo Australia được sách kỷ lục Guiness ghi nhận là loài chim nguy hiểm nhất thế giới. Chúng sở hữu một chiếc móng sắc như dao và một lực đá mạnh nhất trong các loài.

Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng
Kỳ giông Mexico là sinh vật rất độc đáo, với khả năng tái tạo như người hành tinh Namek trong bộ truyện "7 viên ngọc rồng".
