Những hành động "kì quặc" hiệu quả không kém tắt đèn Giờ Trái đất

Những hành động thoạt nghe có vẻ kì quặc nhưng có thể đóng góp trong việc bảo vệ hành tinh hơn hẳn tắt đèn một tiếng trong Giờ Trái đất.

  • Năng lượng tắt đèn từ Giờ Trái đất "khủng" như thế nào?

Hãy hành động để bảo vệ trái đất

Giờ Trái đất là một trong những sự kiện thu hút được đông đảo số lượng người ủng hộ nhiều nhất trên toàn cầu. Thông qua hành động tắt toàn bộ công tắc điện trong một giờ, Giờ Trái đất đã góp phần đáng kể vào việc khuyến khích mọi người bảo vệ hành tinh xanh.

Chỉ tính riêng năm 2013, sự kiện này đã giúp tiết kiệm tới 535 triệu USD (hơn 11,5 ngàn tỷ đồng). Một con số đáng kinh ngạc phải không?

Tuy nhiên, nhìn từ một khía cạnh khác, ta sẽ thấy chỉ trong một giờ, con người đã tiêu tốn rất nhiều tiền của cho việc chiếu sáng. Vậy liệu một Giờ Trái đất mỗi năm có là đủ để bảo vệ sự sống của nhân loại? Câu trả lời chắc chắn là không. Và dưới đây, hãy cùng xem những hành động kì quặc được chứng minh là bảo vệ hành tinh hơn cả tắt đèn trong Giờ Trái đất.

Nhưng có lẽ bạn sẽ còn kinh ngạc hơn khi biết con số trên chẳng là gì so với số tiền mà bạn sẽ tiết kiệm được bằng những hành động mà bạn chưa bao giờ nghĩ tới.

1. Chuyển sang chế độ tắm 2 ngày/lần

Bạn có biết, cần 3.000 – 6.000 lít nước để sản xuất điện cho một bóng đèn 60W hoạt động 12 giờ mỗi ngày trong một năm?

Trong khi đó, trung bình mỗi lần tắm vòi hoa sen, con người tiêu tốn ít nhất khoảng 200 lít nước. Vì vậy, thay vì tắm hàng ngày bạn có thể chuyển sang chế độ 2 ngày tắm một lần. Như vậy, bạn đã góp phần tiết kiệm 36.500 lít nước/năm.

Đem con số này so sánh với hành động tắt điện trong vòng một giờ, rõ ràng hiệu quả của việc “lười tắm” là vượt trội hoàn toàn.

Những hành động kì quặc hiệu quả không kém tắt đèn Giờ Trái đất

Đồng thời, bạn cũng không cần quá lo lắng rằng như vậy không đảm bảo vệ sinh. Theo tiến sĩ Joshua Zeichner thuộc Bệnh viện Mount Sinai, việc tắm rửa quá thường xuyên đặc biệt với nước nóng thậm chí còn gây ra kích ứng và làm khô da, không tốt cho con người.

2. Rửa bát bằng tay

Với sự phát triển của khoa học công nghệ, những chiếc máy rửa bát được phát minh nhằm giúp con người tiết kiệm thời gian hơn sau khi ăn uống. Tuy nhiên, chính những cỗ máy này lại là “quái vật” tiêu tốn năng lượng. Nếu như rửa bát bằng tay trung bình ngốn 18 lít nước cho một lần sử dụng thì rửa bằng máy sẽ ngốn tới 60 lít.

Những hành động kì quặc hiệu quả không kém tắt đèn Giờ Trái đất

Vì vậy, việc chuyển sang rửa bát bằng tay có thể giúp bạn tiết kiệm tới 126 lít nước cho ba bữa ăn mỗi ngày. Tính trong một năm, con số ấy sẽ là hơn 45.990 lít, tương đương năng lượng cho 183 bóng đèn 60W hoạt động trong một giờ.

3. Nói không với rượu bia

Thêm một lý do giúp bạn đoạn tuyệt với các loại đồ uống có cồn, đó là không uống rượu bia sẽ giúp bạn bảo vệ môi trường và hành tinh hơn cả tắt đèn trong Giờ Trái đất.

Những hành động kì quặc hiệu quả không kém tắt đèn Giờ Trái đất

Chẳng hạn với bia, trung bình mỗi người trên Trái đất tiêu thụ 28 lít/năm với giá thành rẻ nhất khoảng 30.000 đồng/lít. Như vậy, chỉ cần giảm uống ít hơn 1 lít bia mỗi năm, chúng ta sẽ tiết kiệm được hơn 7 tỷ lít bia, tương đương với tiết kiệm được hơn 210 ngàn tỷ đồng, vượt cả số tiền thu được sau Giờ Trái đất nhiều lần.

4. Ngừng sử dụng tài khoản Facebook ngay lập tức

Theo thống kê của Business Insider, trên thế giới có khoảng 1,3 tỷ tài khoản Facebook hoạt động một cách thường xuyên. Trong đó, tại Mỹ (đứng thứ 10 trong top các nước phát cuồng vì facebook nhất), thời gian trung bình người dân lang thang trên mạng xã hội này là hơn 7 giờ/tháng.

Những hành động kì quặc hiệu quả không kém tắt đèn Giờ Trái đất

Nếu tất cả đều không sử dụng Facebook nữa, số tiền điện dùng cho smartphone, máy tính hay laptop tiết kiệm được là vô cùng khổng lồ.

5. Không up ảnh lên Facebook

Nếu không thể chịu đựng cảnh sống thiếu Facebook, có một cách đơn giản hơn để bạn đóng góp vào công cuộc bảo vệ Trái đất. Theo đó, chỉ cần cả thế giới đồng loạt ngừng up ảnh lên Facebook một ngày mà thôi.

Vì sao ư? Theo Technological Review, mỗi ngày có khoảng 250 triệu tấm ảnh được tải lên Facebook. Và để duy trì hệ thống của mạng xã hội này hoạt động, con người sử dụng khoảng 1,3 % năng lượng điện toàn cầu. Nếu một ngày Facebook không có ảnh, thế giới sẽ tốt đẹp hơn biết nhường nào.

6. Ngủ sớm một tiếng mỗi ngày

Có một thực tế không thể phủ nhận, hầu hết mọi người chúng ta ngày nay, đặc biệt là giới trẻ có thói quen thức khuya và ngủ không đủ giấc. Hiện tượng này không chỉ gây hại tới chính bản thân cá nhân mà thực tế còn có tác động to lớn tới hành tinh của chúng ta.

Những hành động kì quặc hiệu quả không kém tắt đèn Giờ Trái đất

Theo đó, mỗi ngày ngủ muộn một giờ tương đương với việc chúng ta lãng phí một tiếng tắt đèn trong Giờ Trái đất. Vì vậy, con người hoàn toàn có thể thực hành Giờ Trái đất quanh năm bằng cách đi ngủ sớm mỗi ngày hơn một tiếng đồng hồ. Hành động đơn giản này vừa giúp tiết kiệm năng lượng, vừa giúp bảo vệ sức khỏe của chính bản thân.

Giờ Trái đất là một sự kiện quốc tế thường niên do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (World Wildlife Fund) phát động diễn ra vào ngày thứ Bảy cuối cùng của tháng 3.

Chương trình kêu gọi hộ gia đình, cơ sở kinh doanh tắt các thiết bị điện không ảnh hưởng tới sinh hoạt trong vòng một giờ đồng hồ (từ 20h30 - 21h30) nhằm tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

Giờ Trái đất năm 2015 sẽ diễn ra vào ngày 28/3 với chủ đề: "Tiết kiệm năng lượng - ứng phó biến đổi khí hậu". Hãy tắt những thiết bị điện khi không sử dụng cũng như ủng hộ chương trình một cách có văn hóa để cùng chung tay bảo vệ hành tinh này!

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Một cách tuyệt vời để tái chế thứ rác thải nhựa độc hại, khó phân hủy. Dưới hình dạng những viên gạch ecobrick, ta bắt chúng tiếp tục phục vụ cuộc sống cho tới cuối vòng đời của nhựa thì thôi!

Đăng ngày: 22/07/2018
Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Dự báo hướng di chuyển của bão cũng giống như dự báo tốc độ di chuyển được xác định là hướng di chuyển trung bình (hướng chủ đạo) của cơn bão trong thời hạn 12h hoặc 24h.

Đăng ngày: 21/07/2018
Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Mới đây, nhân viên tại Công viên quốc gia Grand Teton của Mỹ đã phải tạm thời đóng cửa một số khu vực, khi các vết nứt trên mặt đất ngày càng xuất hiện nhiều hơn.

Đăng ngày: 20/07/2018
Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Ngày nay, internet dần trở thành yếu tố quan trọng trong cuộc sống con người, thậm chí, nó còn là nhu cầu thiết yếu giống như đồ ăn, thức uống vậy.

Đăng ngày: 19/07/2018
Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng

Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng "ít nhạy cảm"

Khu vực miền Trung luôn được ví là “rốn bão”, còn miền Nam lại hiếm khi có bão. Tuy nhiên, xu hướng bão đang có sự dịch chuyển dần về phía Nam và xuất hiện ở những vùng ít khi có bão.

Đăng ngày: 19/07/2018
Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Đêm 18/7, bão đã đổ bộ vào đất liền, vùng tâm bão khu vực ven biển các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá gió mạnh cấp 7.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News