Những hiện tượng thời tiết bất thường trên thế giới

Quỷ lửa, bom băng, mưa máu được xếp vào hàng những hiện tượng thời tiết bất thường nhất thế giới.

Những hiện tượng thời tiết bất thường trên thế giới
Xoáy lửa, hay còn gọi là lốc lửa hoặc quỷ lửa
, là một hiện tượng hiếm gặp trong đó ngọn lửa chuyển động dạng xoáy theo chiều thẳng đứng, theo Mother Nature Network. Xoáy lửa có thể hình thành bằng hai cách, khi cơn lốc xoáy hoạt động quá gần địa điểm cháy rừng hoặc do lượng nhiệt lớn phát sinh trong một khu vực nhỏ. Xoáy lửa khác nhau về kích thước và thời gian hoạt động. Chúng thường kéo dài không quá vài phút. (Ảnh: NOAA).

Những hiện tượng thời tiết bất thường trên thế giới
Những cục mưa đá khổng lồ, đôi khi gọi là bom băng, thường rơi từ bầu trời trong các trận giông bão dữ dội. Chúng bị phá vỡ thành nhiều mảnh nhỏ lúc rơi xuống mặt đất. Cục mưa đá lớn nhất từng rơi ở Mỹ có đường kính 20,3cm và nặng 0,87kg. (Ảnh: Wikimedia).

Những hiện tượng thời tiết bất thường trên thế giới
Sét hòn
là loại sét đặc biệt, giống quả cầu ánh sáng trôi nổi trong không khí. Nó có kích thước từ quả bóng golf tới quả bóng đá, không sinh nhiệt và âm thanh. Năm 2012, các nhà nhiên cứu Trung Quốc ghi lại video tốc độ cao hiện tượng sét hòn và chụp ảnh quang phổ phát xạ của nó lần đầu tiên. Kết quả phân tích cho thấy sét hòn được tạo ra bởi các khoáng chất bay hơi từ đất. (Ảnh: Joe Thomissen).

Những hiện tượng thời tiết bất thường trên thế giới
Một số động vật có thể rơi xuống từ bầu trời trong những cơn mưa kỳ lạ bao gồm cá, ếch, chim, sâu, nhện. Đây là hiện tượng xuất hiện ở nhiều quốc gia, thường xảy ra ngay sau cơn lốc xoáy hoặc mưa bão. Chúng bị cuốn lên từ mặt đất và mang đi xa nhiều km. Ảnh: iStock.

Những hiện tượng thời tiết bất thường trên thế giới
Sét dị hình màu đỏ (Red sprites)
là những tia nhấp nháy màu đỏ xuất hiện phía trên đám mây bão và mây giông ở độ cao khoảng 96 km. Nhiều phi công cho biết họ từng nhìn nhìn thấy hiện tượng này, nhưng sự tồn tại của chúng không được công nhận cho đến năm 1989. (Ảnh: Paul Smith).

Những hiện tượng thời tiết bất thường trên thế giới
Mưa trên Trái Đất có thể mang màu sắc sặc sỡ
như đỏ, vàng, đen và trắng như sữa. Các nhà khoa học cho rằng, nguyên nhân có thể là do bào tử của tảo trong không khí. Tuy nhiên, một số hóa chất và bụi cũng có thể tạo ra màu mưa bất thường. Ví dụ, phấn hoa tạo ra mưa màu vàng, bụi mỏ than gây mưa màu đen. (Ảnh: Wikimedia).

Những hiện tượng thời tiết bất thường trên thế giới
Ngọn lửa thánh Elmo
là hiện tượng thời tiết tĩnh điện, xảy ra sự phóng điện từ một vật sắc nhọn có mật độ điện tích cao trong điện trường mạnh như trong cơn bão. Ngọn lửa thánh Elmo được đặt theo tên thánh Erasmus of Formiae, vị thánh bảo hộ của thủy thủ. Nhiều thủy thủ mô tả nó giống quả bóng lửa nhảy nhót trên tàu và leo lên cột buồm. (Ảnh: Wikimedia).

Những hiện tượng thời tiết bất thường trên thế giới
Vòi rồng nước (quỷ nước)
là cơn lốc xoáy phía trên mặt nước, hình thành từ đám mây mưa đang phát triển. Hiện tượng này phổ biến ở khu vực nhiệt đới, nơi giông bão diễn ra thường xuyên. Vòi rồng không thực sự hút nước, các giọt nước nhỏ hình thành nhờ quá trình ngưng tụ có thể nhìn thấy trong đám mây dạng phễu. Cơn lốc xoáy đôi khi tạo ra tiếng gió rít và tiếng ồn náo động. (Ảnh: iStock).

Những hiện tượng thời tiết bất thường trên thế giới
Chất nhầy ngôi sao (Star jelly)
là chất lỏng dính, nhầy kỳ lạ rơi xuống từ bầu trời, thường xuất hiện trên cánh đồng và bãi cỏ sau các trận mưa sao băng. Các nhà khoa học chưa biết chất lỏng này là gì, do nó tiêu tan khá nhanh trước khi được mang đi phân tích. Nguồn gốc và thành phần hóa học của chất nhầy ngôi sao vẫn là bí ẩn lớn đối với giới nghiên cứu. (Ảnh: Wikimedia).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 25/03/2018
Không khí lạnh tràn về, nhiệt độ Bắc Bộ xuống dưới 18 độ C

Không khí lạnh tràn về, nhiệt độ Bắc Bộ xuống dưới 18 độ C

Dự báo​ ngày hôm nay (30/10), không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến các nơi khác ở Trung Trung Bộ; sau đó ảnh hưởng đến các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ.

Đăng ngày: 30/10/2017
Áp thấp nhiệt đới đang hình thành, có thể uy hiếp Sài Gòn

Áp thấp nhiệt đới đang hình thành, có thể uy hiếp Sài Gòn

Ngày 27/10, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, dải hội tụ nhiệt đới (vùng hội tụ gió) đang nằm trên khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Đăng ngày: 27/10/2017
9 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

9 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái Đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 27/10/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News