Những hiện tượng tự nhiên có sức mạnh hủy diệt nhất

Bão, động đất, phun trào núi lửa là những hiện tượng tự nhiên ẩn chứa nguồn năng lượng khổng lồ, có thể gây ra thảm họa tồi tệ cho con người.

Bão

Một trong những cơn bão mạnh nhất trong lịch sử nhân loại là bão Haiyan đổ bộ vào Philippines năm 2013, với sức gió 314km/h, theo IFL Science. Ở Tây bán cầu, Patricia là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Mexico năm 2015 với sức gió cực đại 325km/h.

Những hiện tượng tự nhiên có sức mạnh hủy diệt nhất
Ảnh vệ tinh của siêu bão Haiyan. (Ảnh: NOAA).

Năm 1961, siêu bão Nancy, một xoáy thuận nhiệt đới trên khu vực tây bắc Thái Bình Dương, có vận tốc gió cao nhất trong lịch sử, khoảng 346km/h. Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA) ước tính cơn bão giải phóng mức năng lượng trung bình khoảng 600 nghìn tỷ jun (J) mỗi giây trong đám mây gây mưa và 1,5 nghìn tỷ J dưới dạng động năng của gió.

Trên thực tế, những cơn bão trung bình tạo ra mức năng lượng tương đương 600 triệu cú sét mỗi giây.

Động đất

Ngày nay, các nhà khoa học đo sức mạnh của chúng dựa trên thang độ lớn mô-men (Mw). Trận động đất mạnh nhất trong lịch sử diễn ra vào ngày 22/5/1960 tại miền nam Chile với độ lớn 9,5 Mw, giải phóng năng lượng khoảng 8,3 tỷ tỷ J chỉ trong vài giây.

Phun trào núi lửa

Một số núi lửa phun trào có thể hình thành những cột khói bụi và dung nham khổng lồ. Núi lửa St. Helens nổi tiếng với vụ phun trào khiến nhiều người thiệt mạng nhất trong lịch sử nước Mỹ năm 1980. Tro bụi từ vụ phun trào trải rộng gần 1.600km, khiến 57 người tử vong. Ngọn núi lửa tiếp tục thức giấc năm 2004, phun ra cột tro bụi cao trên 9.000m.

Những hiện tượng tự nhiên có sức mạnh hủy diệt nhất
Núi lửa Calbuco, Chile, phun trào tháng 4/2015. (Ảnh: IFL Science).

Vụ phun trào núi lửa mạnh nhất trong 500 triệu năm qua được cho là xảy ra tại La Garita, siêu núi lửa đã ngừng hoạt động ở Colorado, Mỹ. Cách đây 28 triệu năm, núi lửa này phun ra 5.000km3 khói bụi và dung nham chỉ trong vài giờ hoặc vài ngày, đủ để chôn vùi tiểu bang California dưới 12m tro bụi, với năng lượng giải phóng vào khoảng 1.050 tỷ tỷ J.

Va chạm với tiểu hành tinh

Khi sao chổi hoặc tiểu hành tinh đâm vào Trái Đất, chúng có thể gây ra bão lửa, sóng thần khổng lồ, làm thay đổi nhiệt độ toàn cầu. Khói bụi từ vụ va chạm che lấp ánh sáng Mặt Trời, ngăn cản quá trình quang hợp của cây xanh, tiêu diệt toàn bộ chuỗi thức ăn.

Những hiện tượng tự nhiên có sức mạnh hủy diệt nhất
Sự sống trên Trái Đất bị đe dọa nếu va chạm với tiểu hành tinh có kích thước lớn. (Ảnh: Alamy).

Một tiểu hành tinh đường kính 10km trong quá khứ có thể là thủ phạm tiêu diệt toàn bộ loài khủng long va chạm với Trái Đất, giải phóng năng lượng 543.000 tỷ tỷ J, gấp 1.000 lần so với năng lượng mà một cơn bão tạo ra trong suốt một ngày.

Theo các nhà khoa học, Mặt Trăng hình thành sau vụ va chạm giữa Trái Đất thuở sơ khai với một hành tinh nhỏ tên là Theia cách đây khoảng 4,5 tỷ năm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Một cách tuyệt vời để tái chế thứ rác thải nhựa độc hại, khó phân hủy. Dưới hình dạng những viên gạch ecobrick, ta bắt chúng tiếp tục phục vụ cuộc sống cho tới cuối vòng đời của nhựa thì thôi!

Đăng ngày: 22/07/2018
Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Dự báo hướng di chuyển của bão cũng giống như dự báo tốc độ di chuyển được xác định là hướng di chuyển trung bình (hướng chủ đạo) của cơn bão trong thời hạn 12h hoặc 24h.

Đăng ngày: 21/07/2018
Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Mới đây, nhân viên tại Công viên quốc gia Grand Teton của Mỹ đã phải tạm thời đóng cửa một số khu vực, khi các vết nứt trên mặt đất ngày càng xuất hiện nhiều hơn.

Đăng ngày: 20/07/2018
Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Ngày nay, internet dần trở thành yếu tố quan trọng trong cuộc sống con người, thậm chí, nó còn là nhu cầu thiết yếu giống như đồ ăn, thức uống vậy.

Đăng ngày: 19/07/2018
Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng

Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng "ít nhạy cảm"

Khu vực miền Trung luôn được ví là “rốn bão”, còn miền Nam lại hiếm khi có bão. Tuy nhiên, xu hướng bão đang có sự dịch chuyển dần về phía Nam và xuất hiện ở những vùng ít khi có bão.

Đăng ngày: 19/07/2018
Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Đêm 18/7, bão đã đổ bộ vào đất liền, vùng tâm bão khu vực ven biển các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá gió mạnh cấp 7.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News