Những hình ảnh chưa từng thấy về vành đai của Sao Thổ

Hình ảnh được chụp vào hôm thứ tư vừa rồi, khi nó bắt đầu chuỗi 22 vòng bay cuối cùng của mình quanh Sao Thổ.

Các nhà khoa học lần đầu tiên trong lịch sử đã được nhìn thấy vùng không gian giữa Sao Thổ và các vành đai của nó.

Tàu Cassini đã di chuyển với tốc độ hơn 124.000 km/giờ luồn lách qua các vùng dày đặc khí bụi, có thể khiến nó bị trục trặc hay thậm chí là bị phá hủy. Tàu đã phải sử dụng một anten hình đĩa làm lá chắn, khiến dữ liệu từ nó truyền về Trái Đất bị gián đoạn suốt bao ngày qua.

Chưa có bất cứ vật thể nhân tạo nào của con người từng thực hiện những chuyến đi vào sâu các vùng không gian của các hành tinh như thế này. Sau khi ngắt tín hiệu với địa cầu, các nhà khoa học trên Trái Đất hồi hộp chờ đợi tín hiệu truyền về từ tàu, mong sao tàu không bị trục trặc và có thể giương anten để truyền dữ liệu.

Phòng Thí nghiệm Sức đẩy Phản lực ở Pasadena, California là những người đầu tiên nhận được tín hiệu của tàu sau khi truyền qua không gian hàng tỷ cây số. Điều này đồng nghĩa với việc tàu đã lách qua những không gian nguy hiểm mà đến được phía bên kia của Sao Thổ.

Trong tháng 9 tới, tàu Cassini sẽ tiến hành rơi tự do vào bên trong Sao Thổ, tự chôn vùi mình bên trong hành tinh khí rồi kết thúc sứ mệnh của mình vĩnh viễn. Nhưng từ nay cho đến lúc đó, NASA cho biết sẽ có rất nhiều hình ảnh ngoạn mục chưa từng được thấy trước đây của Sao Thổ.

Sau đây là những hình ảnh thô vừa nhận được từ tàu Cassini về chuyến đi vừa rồi, hình ảnh vẫn chưa được chỉnh sửa.


Cơn bão xoáy trên cực của Sao Thổ. (Ảnh: NASA/JPL-Caltech.)


Lần đầu tiên chúng ta nhìn thấy được cận cảnh phần khí bụi ở vành đai Sao Thổ. (Ảnh: NASA/JPL-Caltech.)


Cận cảnh phần khí bụi ở vành đai Sao Thổ. (Ảnh: NASA/JPL-Caltech.)


Một vệ tinh của Sao Thổ nhìn từ các vành đai Sao Thổ. (Ảnh: NASA/JPL-Caltech.)


Vệ tinh Enceladus của Sao Thổ đang phun trào những mạch nước. (Ảnh: NASA/JPL-Caltech.)


Tàu Cassini đã đến rất gần Sao Thổ để chụp được hình ảnh cận cảnh xoáy bão trên cực Sao Thổ. (Ảnh: NASA/JPL-Caltech.)


Những vành đai mỏng của Sao Thổ với ít bụi khí, có thể nhìn xuyên qua được. (Ảnh: NASA/JPL-Caltech.)


Những vành đai nhỏ của Sao Thổ, chỉ mảnh như những sợi dây. (Ảnh: NASA/JPL-Caltech.)


Một cơn bão trên khí quyển Sao Thổ. (Ảnh: NASA/JPL-Caltech.)


Một góc nhìn khác của Sao Thổ từ cơn bão trên khí quyển. (Ảnh: NASA/JPL-Caltech.)


Hình Lục giác của Sao Thổ trên cực bắc của hành tinh này. (Ảnh: NASA/JPL-Caltech.)

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 27/01/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 23/12/2024
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 21/12/2024
Các nhà khoa học đã tính toán được thời gian Mặt Trăng đụng Trái Đất

Các nhà khoa học đã tính toán được thời gian Mặt Trăng đụng Trái Đất

Nhà khoa học hành tinh Barnes (Jason Barners) của trường đại học Idaho nước Mỹ sau nhiều năm nghiên cứu, tính toán được thời gian "Mặt Trăng đụng Trái Đất".

Đăng ngày: 02/12/2024
Số phận của những lá cờ Mỹ cắm trên Mặt Trăng

Số phận của những lá cờ Mỹ cắm trên Mặt Trăng

Những lá cờ do phi hành gia Mỹ cắm trên bề mặt của Mặt Trăng trong chương trình Apollo ngày càng phai màu và phân hủy.

Đăng ngày: 25/07/2024

"Siêu Trái Đất" có thể tồn tại sự sống gần hệ Mặt Trời

Ngoại hành tinh LHS 1140 b cách Trái Đất 39 năm ánh sáng có thể là lựa chọn hoàn hảo để phát hiện nước lỏng bên ngoài hệ Mặt Trời.

Đăng ngày: 16/07/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News