"Siêu Trái Đất" có thể tồn tại sự sống gần hệ Mặt Trời

Hành tinh đá khổng lồ LHS 1140b tập trung nhiều điều kiện phù hợp cho sự sống chỉ cách Trái Đất 39 năm ánh sáng.

Các nhà khoa học tìm thấy một siêu Trái Đất quay quanh ngôi sao lùn M ở cách hệ Mặt Trời 39 năm ánh sáng. Họ gọi hành tinh đá này là LHS 1140b và nhận định nó có thể hình thành ở vị trí hiện nay theo cách tương tự như Trái Đất, theo International Business Times.

Siêu Trái Đất có thể tồn tại sự sống gần hệ Mặt Trời
LHS 1140b quay quanh ngôi sao lùn lạnh. (Ảnh: M. Weiss/CfA).

Những ngôi sao lùn M có đặc trưng là khối lượng nhỏ hơn 60% so với Mặt Trời. Chúng là những ngôi sao phổ biến nhất trong dải Ngân Hà, chiếm 75% số lượng sao. Khi ngoại hành tinh kích thước lớn ngang Trái Đất di chuyển qua phía trước loại sao này, các nhà khoa học có thể xác định vị trí của chúng.

Nghiên cứu giúp họ khám phá ra hành tinh LHS 1140b chuyển động quanh ngôi sao lạnh nhỏ theo quỹ đạo hình tròn. "Chúng tôi tìm thấy hành tinh này bằng phương pháp dịch chuyển (transit method). Khi nó đi qua giữa ngôi sao và Trái Đất, nó làm mờ ánh sáng phát ra từ ngôi sao, chúng tôi có thể đo độ mờ đi và xác định LHS 1140b", Jason Dittmann ở Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard Smithsonia kiêm trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết.

Sử dụng các phép đo góc - bán kính, các nhà khoa học có thể tìm hiểu một số đặc trưng riêng biệt của ngoại hành tinh. Họ tính toán khối lượng hành tinh LHS 1140b lớn gấp 6,6 lần Trái Đất, phù hợp vời cấu tạo từ đất đá.

Họ cũng phát hiện LHS 1140b nhận được lượng ánh sáng bằng 0,46 lần Trái Đất. Trong một nghiên cứu năm 2013, nhóm nhà khoa học khác nhận thấy hành tinh quay quanh ngôi sao lùn M có nhiệt độ bề mặt cho phép nước lỏng tồn tại nếu lượng ánh sáng chiếu đến bằng 0,2 - 0,8 lần ánh sáng chiếu đến Mặt Trời từ Trái Đất.


Hành trình từ Trái Đất đến LHS 1140b.

LHS 1140b nằm trong khu vực có thể tồn tại sự sống (habitable zone), vùng xung quanh ngôi sao mẹ nơi hành tinh đá nhiều khả năng có nước lỏng nhất. Phát hiện này khá đặc biệt vì LHS 1140b là một ngôi sao lạnh nhỏ, không phát ra nhiều năng lượng như những ngôi sao khác.

"Phần lớn ngoại hành tinh được tìm thấy trước đây xoay quanh các ngôi sao tích cực hoạt động và điều đó có thể tác động tới sự ổn định của những tổ chức sinh vật tiềm ẩn trên bề mặt chúng. Ngôi sao mà LHS 1140b xoay quanh dường như khá bình lặng, do đó nó sẽ không phá hủy khí quyển hay bất cứ thứ gì trên bề mặt hành tinh", Dittmann giải thích.

"Bước tiếp theo là tìm hiểu hành tinh này có khí quyển hay không và tìm kiếm những đặc điểm tương tự Trái Đất như khí oxy, CO2, ozone và nước. Chúng tôi sẽ cần nghiên cứu khí quyển hành tinh trước khi kết luận sự sống có thể xuất hiện ở đó hay không", Dittmann nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hàng nghìn vệ tinh trên quỹ đạo Trái Đất có thể đâm vào nhau

Hàng nghìn vệ tinh trên quỹ đạo Trái Đất có thể đâm vào nhau

Hàng nghìn vệ tinh viễn thông được phóng lên quỹ đạo của Trái Đất trong tương lai sẽ dẫn đến các vụ va chạm và tích tụ rác trong không gian.

Đăng ngày: 20/04/2017
Tìm hiểu về lỗ đen, lỗ trắng và lỗ sâu

Tìm hiểu về lỗ đen, lỗ trắng và lỗ sâu

Dự đoán đầu tiên về lỗ đen (hay một số tài liệu tiếng Việt dịch là hố đen) bắt đầu từ rất sớm ngay sau khi thuyết tương đối rộng của Albert Einstein ra đời năm 1916.

Đăng ngày: 20/04/2017
Danh sách 88 chòm sao trong thiên văn học

Danh sách 88 chòm sao trong thiên văn học

Danh sách chính thức của thiên văn học hiện đại hiện nay gồm 88 chòm sao. Đây là các chòm sao được qui ước bởi Hiệp hội thiên văn quốc tế, và được sử dụng rộng rãi trong thiên văn học và vật lý thiên văn hiện đại.

Đăng ngày: 19/04/2017
Ngày mai, bạn có thể quan sát được tiểu hành tinh khổng lồ lao sát Trái đất

Ngày mai, bạn có thể quan sát được tiểu hành tinh khổng lồ lao sát Trái đất

Tiểu hành tinh JO25 dài khoảng 650m này sẽ bay ngang Trái đất ở khoảng cách cực gần - khoảng 1,8 triệu km.

Đăng ngày: 19/04/2017
Cuối tuần này có mưa sao băng cực đẹp

Cuối tuần này có mưa sao băng cực đẹp

Đêm 22 rạng sáng ngày 23/4 (đêm thứ bảy, rạng sáng chủ nhật) tuần này, người yêu thiên văn Việt Nam sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng mưa sao băng Lyrids, được hình thành từ các hạt bụi để lại bởi sao chổi C/1861 G1 Thatcher.

Đăng ngày: 19/04/2017
Những bí ẩn bạn chưa biết về vật chất tối và năng lượng tối

Những bí ẩn bạn chưa biết về vật chất tối và năng lượng tối

Rất nhiều người chưa có nghiên cứu nhiều về vũ trụ học thường nhầm lẫn 2 khái niệm này, coi chúng là một. Thực chất vật chất tối (dark matter) và năng lượng tối (dark energy) là 2 khái niệm hoàn toàn độc lập từ lịch sử đên bản chất.

Đăng ngày: 19/04/2017
NASA công bố miệng núi lửa kỳ lạ nhất trên sao Hỏa

NASA công bố miệng núi lửa kỳ lạ nhất trên sao Hỏa

Hình ảnh miệng núi lửa Noctis Labyrinthyus do NASA công bố được nhiều người cho là mái thông gió của một thành phố ngầm trên sao Hỏa.

Đăng ngày: 19/04/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News