Những hóa thạch hổ phách kỳ lạ nhất từng được phát hiện

Hổ phách giống như một viên nang thời gian, bảo tồn cấu trúc ba chiều của động vật, thực vật thời tiền sử. Tuy nhiên, thỉnh thoảng, các nhà cổ sinh vật học lại tình cờ bắt gặp một số mẫu vật và cảnh tượng đặc biệt kỳ lạ.

Cặp ruồi cổ đại đang giao phối

Những hóa thạch hổ phách kỳ lạ nhất từng được phát hiện

Cách đây khoảng 41 triệu năm, trong thời Hậu kỳ của Thế Eocen (hay Thế Thủy Tân), một cặp ruồi chân dài (Dolichopodidae) đang bám vào nhau thì một giọt nhựa cây đã làm hỏng cuộc vui của chúng. Các nhà cổ sinh vật học tin rằng đó là ví dụ đầu tiên về "hành vi đóng băng" trong hồ sơ hóa thạch của Úc, vì hầu hết các hóa thạch hổ phách được tìm thấy ở Bắc bán cầu.

Con bọ xấu xí nhất lịch sử

Những hóa thạch hổ phách kỳ lạ nhất từng được phát hiện

Vào năm 2017, các nhà khoa học đã mô tả một loài côn trùng mới có tên là Aethiocarenus burmanicus, được tìm thấy trong hổ phách 100 triệu năm tuổi ở Myanmar. Sinh vật thuộc kỷ Phấn trắng này thể hiện những đặc điểm chưa từng thấy ở một loài côn trùng, chẳng hạn như đầu hình tam giác, một đôi mắt lồi và các tuyến trên cổ. Mặc dù các nhà cổ sinh vật học nghiên cứu mẫu vật không bao giờ thừa nhận điều đó, nhưng họ đã tình cờ phát hiện ra một con bọ xấu xí nhất trong lịch sử.

Con lợn mốc

Những hóa thạch hổ phách kỳ lạ nhất từng được phát hiện

Hổ phách cũng có thể bảo tồn những sinh vật có quy mô siêu nhỏ, chẳng hạn như những con lợn mốc kỳ quái này. Được phát hiện mới đây vào năm ngoái, những con vật nhỏ bé này trông giống như những con tardigrades, đôi khi được gọi là gấu nước. Các động vật không xương sống thuộc Đại Tân Sinh này được tìm thấy ở Cộng hòa Dominica và có niên đại 30 triệu năm tuổi. Những sinh vật này được đặt tên là lợn mốc, chủ yếu do ngoại hình mập mạp và chế độ ăn giàu nấm của chúng.

Ve bọc trong tơ nhện

Những hóa thạch hổ phách kỳ lạ nhất từng được phát hiện

Vào một ngày ở kỷ Phấn trắng định mệnh, một con ve không may đã bị vướng vào một số tơ nhện trước khi mắc kẹt vào một giọt nhựa cây. Theo các nhà nghiên cứu, đây là một ngày không may mắn đối với loài ve này, nhưng phát hiện này đánh dấu "lần đầu tiên có sự tương tác cụ thể giữa bọ ve và nhện trong hồ sơ hóa thạch".

Những con bọ giống chấy rận đang bò trên lông khủng long

Những hóa thạch hổ phách kỳ lạ nhất từng được phát hiện

Nghiên cứu từ năm ngoái này đã mô tả chi tiết một mảnh hổ phách có chứa lông chim khủng long và một loài côn trùng giống rận có tên là Mesophthirus engeli. Các dấu vết thiệt hại trên lông cho thấy con bọ đã ký sinh trên vật chủ của chúng, chứ không phải chỉ đang đi lang thang giữa những chiếc lông đã bỏ đi trong cùng một chùm nhựa cây. Miếng hổ phách này được tìm thấy ở Myanmar và có niên đại khoảng 100 triệu năm.

Con vật đang tỏ tình thì bị đông cứng

Những hóa thạch hổ phách kỳ lạ nhất từng được phát hiện

Con đực đáng yêu này, bị mắc kẹt bên trong hổ phách Myanmar 100 triệu năm tuổi, đang cố tán tỉnh một con cái. Nhưng Mẹ thiên nhiên lại có kế hoạch khác cho nó. Vào thời điểm con vật qua đời, bản thân nó đang cố thể hiện một tư thế tán tỉnh đặc biệt để có thể phô bày cánh tay và chân sau cực lớn của mình, trong cái mà các nhà khoa học gọi là một ví dụ cực đoan về biểu hiện tình dục.

Một cái dương vật cương cứng

Những hóa thạch hổ phách kỳ lạ nhất từng được phát hiện

Khối hổ phách từ kỷ Phấn trắng này được tiết lộ vào năm 2016.Khi chết đi, sinh vật cổ đại này rõ ràng đang ở trong trạng thái hưng phấn và có thể ở gần một con cái. Có lẽ một giọt nhựa cây đã rơi vào nó đúng lúc, hoặc khi nó đang vật lộn với nhựa cây, huyết áp của nó tăng lên, buộc dương vật của nó vô tình bị đẩy ra.

Dương vật của loài côn trùng này rất độc đáo về hình dạng, các nhà khoa học đã phải tạo ra một họ nhện hoàn toàn mới, và một loài mới để gọi nó: Halitherses Gripaldii. Như các nhà nghiên cứu đã viết: "Đây là hồ sơ đầu tiên về một cơ quan giao cấu của giống đực được bảo quản tự nhiên trong hổ phách và có tầm quan trọng đặc biệt do tuổi của trầm tích", vì nó có niên đại khoảng 99 triệu năm.

Nhện cổ đại cố gắng ăn ong bắp cày

Những hóa thạch hổ phách kỳ lạ nhất từng được phát hiện

Trong một khoảnh khắc, nhựa cây đã đột ngột rơi xuống cặp đôi này, khi con nhện chuẩn bị nuốt con ong bắp cày ký sinh, có thể lúc đó đang săn trộm trứng nhện. Mảnh hổ phách này là mảnh hổ phách đầu tiên ghi lại một cuộc tấn công của nhện, được tìm thấy ở Myanmar, và nó có niên đại từ cuối kỷ Phấn trắng, khoảng từ 97 triệu đến 110 triệu năm trước.

Ve ký sinh trên kiến

Những hóa thạch hổ phách kỳ lạ nhất từng được phát hiện

Có niên đại khoảng 44 triệu đến 49 triệu năm trước, đây là ví dụ lâu đời nhất về loài ve bám vào vật chủ của nó. Loài ve này tương tự như những loài ve ở xung quanh bạn ngày nay, khiến các nhà khoa học tin rằng nó đang ký sinh trên kiến ​​thay vì tấn công nó.

Hộp sọ thằn lằn tí hon

Những hóa thạch hổ phách kỳ lạ nhất từng được phát hiện

Hóa thạch hổ phách đáng chú ý này ban đầu được cho là chứa loài khủng long nhỏ nhất trong hồ sơ hóa thạch (một loại sinh vật giống chim ruồi), nhưng việc đánh giá lại hóa thạch, cùng với bằng chứng mới tìm thấy, đã khiến các nhà khoa học buộc phải suy nghĩ lại. Và họ kết luận rằng hộp sọ có thể thuộc về một con thằn lằn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thành phố thẳng đứng cổ xưa nhất có nguy cơ sụp đổ

Thành phố thẳng đứng cổ xưa nhất có nguy cơ sụp đổ

Mưa lũ đang đe dọa những tòa tháp cao trong thành phố hàng trăm năm tuổi Shibam và nhiều công trình nổi tiếng khác ở lân cận.

Đăng ngày: 04/11/2020
Khai quật khu phức hợp đền thờ 1.500 năm tuổi

Khai quật khu phức hợp đền thờ 1.500 năm tuổi

Các nhà khảo cổ học Trung Quốc công bố phát hiện một khu phức hợp đền thờ cung đình rộng tới 10.000m2 ở khu tự trị Nội Mông.

Đăng ngày: 04/11/2020
Phát hiện DNA cực hiếm của người cổ đại trong hang động ở Trung Quốc

Phát hiện DNA cực hiếm của người cổ đại trong hang động ở Trung Quốc

Hàng chục nghìn năm trước, một nhóm tổ tiên của loài người hiện đại đã sống trong một hang động Karst ở nơi ngày nay là tỉnh Cam Túc của Trung Quốc.

Đăng ngày: 03/11/2020
Phát hiện dấu tích 4 ngôi làng Trung Cổ chìm dưới nước

Phát hiện dấu tích 4 ngôi làng Trung Cổ chìm dưới nước

Những dấu tích như gạch, xương động vật và đồ đất nung giúp hé lộ vị trí 4 ngôi làng hình thành cách đây khoảng 1.000 năm.

Đăng ngày: 03/11/2020
Phát hiện tàn tích cây cầu cổ 650 tuổi dưới lòng sông

Phát hiện tàn tích cây cầu cổ 650 tuổi dưới lòng sông

Cây cầu cổ xưa làm bằng đá và gỗ sồi từng là con đường quan trọng phục vụ việc ra vào thủ đô Edinburgh.

Đăng ngày: 03/11/2020
Ai Cập: Tiết lộ điều gây “sửng sốt” về bộ xương thầy pháp hoàng gia 4.500 năm

Ai Cập: Tiết lộ điều gây “sửng sốt” về bộ xương thầy pháp hoàng gia 4.500 năm

Bộ xương được phát hiện trong cổ mộ Ai Cập 4.500 tuổi còn nguyên vẹn của một thầy pháp hoàng gia cao cấp có thể “viết lại lịch sử cổ đại”.

Đăng ngày: 02/11/2020
Phát hiện hóa thạch bò sát biển

Phát hiện hóa thạch bò sát biển "kỳ dị" 240 triệu năm tuổi

Phân tích hóa thạch mới tiết lộ một loài bò sát ăn thịt trông giống con lai giữa thằn lằn biển tiền sử và hải cẩu hiện đại.

Đăng ngày: 30/10/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News