Những liệu pháp phản khoa học nhất trong lịch sử nhân loại
Trong quá khứ, từng có những liệu pháp vô cùng phản khoa học, nhưng vẫn được sử dụng rộng rãi với sự tin tưởng của người dân và các bác sĩ.
Xã hội hiện đại của chúng ta ngày nay có nhiều đặc quyền. Trong đó, thứ sẽ khiến tổ tiên của chúng ta chắc chắn phải ghen tị, là việc có thể đến gặp bác sĩ và được điều trị an toàn, hiệu quả.
Trong lịch sử loài người, chúng ta từng trải qua một giai đoạn với những liệu pháp chữa bệnh kỳ lạ và thậm chí là "quái đản". Không biết tính hiệu quả của những phương pháp này tới đâu, nhưng chỉ nghe thôi đã có thể khiến bạn cảm thấy "sởn da gà".
Hít những cái xì hơi của chính mình
Trong quá khứ, con người từng hít những cái xì hơi của mình với mong muốn có thể bảo vệ sức khỏe. (Ảnh minh họa: Getty).
Mùa xuân năm 1665, bệnh dịch hạch đã lây lan nhanh chóng ở London, dần trở thành đại dịch khiến công chúng khiếp sợ.
Thế nhưng, điều bất ngờ là người dân sẵn sàng làm bất cứ điều gì để bảo vệ sức khỏe của họ và gia đình. Trong đó bao gồm cả việc hít những cái xì hơi của chính mình.
Liệu pháp vô cùng kỳ lạ và phản khoa học này đến từ một giả thuyết của các bác sĩ thời bấy giờ. Họ cho rằng dịch hạch lây lan qua hơi nước trong không khí, và một chất có mùi hôi sẽ làm loãng không khí nhiễm bệnh.
Do vậy, một bộ phận người dân địa phương đã "cất giữ" những cái xì hơi của họ trong lọ, đề phòng trường hợp đột ngột cần phải "làm sạch" bầu không khí.
Truyền sữa
Một minh họa về việc truyền sữa từ cừu sang người. (Ảnh: Wikimedia).
Vào cuối những năm 1800, các bác sĩ cho rằng sữa là chất lỏng quý giá, từ bò, dê hoặc người, sẽ cung cấp cho cơ thể nguyên liệu thô để tạo ra các tế bào bạch cầu.
Bởi vậy, sữa đã được truyền thẳng vào mạch máu trong suốt một thời gian dài, và thậm chí trở thành một liệu pháp phổ biến, dù điều này là vô cùng phản khoa học, và thường dẫn đến tử vong.
Bột xác ướp để chữa bệnh
Bột từ xác ướp từng được sử dụng để chữa rất nhiều bệnh, gồm cả bệnh ung thư. (Ảnh: Alarabiya).
Từ thế kỷ 12, y học xác ướp trở nên phổ biến ở châu Âu và được sử dụng để điều trị rất nhiều các loại bệnh, từ vết bầm tím, đau đầu, vết thương hở... cho tới ung thư, bệnh gút hoặc trầm cảm.
Lúc bấy giờ, sẽ rất dễ để bước vào nhà thuốc, và tìm thấy một lọ thuốc bột có chứa thành phần của xác ướp Ai Cập xay nhuyễn.
Mãi đến thế kỷ 16, các nhà khoa học mới bắt đầu đặt câu hỏi về phương thuốc này. Hóa ra, toàn bộ liệu pháp từng được tin tưởng là một sự hiểu lầm ngớ ngẩn dựa trên việc dịch sai các văn bản cổ xưa.
Những văn bản này đề cập tới bitum, một chất thường được sử dụng trong quá trình ướp xác, có thể chữa lành vết thương, hoặc cung cấp thuốc giải độc cho một số trường hợp.
Và dĩ nhiên, những xác chết được ướp theo phương pháp này thì chưa bao giờ được coi là thuốc điều trị.
Nằm trong xác chết của cá voi
Xác cá voi dạt vào bãi biển. (Ảnh: Euro News).
Vào cuối thế kỷ 19, một trong những trào lưu y tế lố bịch nhất trong lịch sử là đưa bệnh nhân bị viêm khớp vào bên trong xác của một con cá voi đã chết.
Liệu pháp chữa bệnh kỳ quặc dường như bắt nguồn từ một gã say rượu vô danh, khi người này vô tình húc đầu vào lớp mỡ đang phân hủy của xác cá voi trên bãi biển.
Sau khi sự việc xảy ra, ông không chỉ trở nên hoàn toàn tỉnh táo, mà còn tuyên bố rằng mình đã được chữa khỏi bệnh thấp khớp.
Dùng bắp cải để chữa bệnh
Bắp cải từng được coi là "thần dược". (Ảnh minh họa: Getty).
Thời La Mã cổ đại, bắp cải được coi là tốt cho sức khỏe hơn hầu hết các loại rau khác. Pliny, một học giả nổi tiếng thời kỳ này, thậm chí đã viết một chuyên luận dài 2.000 từ về những điều kỳ diệu của bắp cải.
Trong tất cả những cách sử dụng được đề xuất của Pliny về bắp cải, có một phương pháp kỳ lạ được ông đề xuất, đó là tiêm nước ép bắp cải vào tai để chữa chứng mất thính giác.
Pliny cũng cho rằng nước tiểu của những người ăn bắp cải cũng rất tốt. Đến nỗi các cậu bé được tắm trong nước tiểu này sẽ "không bao giờ trở nên yếu ớt".

Không phải Oxford hay Cambridge, đây mới là trường đại học "già" nhất thế giới với tuổi đời lên đến 1163 năm
Ngôi trường này có "tuổi đời" lên đến 1163 tuổi và hiện vẫn còn hoạt động.

Sự thật ít ai biết về Pythagoras
Hầu hết mọi người đều đã nghe nói về Định lý Pythagore nổi tiếng, theo đó có thể tính được độ dài các cạnh của một số tam giác nhất định.

Truyện cổ tích không chỉ là tưởng tượng?
Trẻ em trên khắp thế giới đều yêu thích chuyện cổ tích. Những câu chuyện có cốt truyện gắn liền với phép thuật và ma quỷ, các chàng hoàng tử đẹp trai và các nàng công chúa hoặc thiếu nữ xinh đẹp, luôn khơi gợi trí tưởng tượng phong phú và cuốn bọn trẻ vào thế giới thần tiên.

Viễn cảnh thế giới năm 2030
Tị nạn khí hậu ở Nam Cực, đại dịch cướp đi hàng triệu sinh mạng, mỗi quốc gia chỉ còn cố đấu tranh để sinh tồn, thế giới năm 2030 có thể sẽ như thế theo cảnh báo của nhiều chuyên gia.

Nghiên cứu tâm lý của Đại học Harvard: Người hay để tâm trí "đi lang thang" thường không hạnh phúc
Nhiều người sẵn sàng chi số tiền khổng lồ để mua được hạnh phúc từ những thứ mới lạ, ở những nơi xa xôi, thế nhưng họ lại quên mất một cách để có được hạnh phúc đơn giản.

Giếng bí ẩn nghìn năm bốc mùi lạ mà nhân loại chưa thể chạm đáy
Chiếc giếng bí ẩn này nằm ở vùng sa mạc phía đông Yemen, là một lỗ hổng khồng lồ của Trái đất, được cho là đã tồn tại hàng triệu năm.
