Cá voi sát thủ xé toạc bụng cá mập voi để moi gan
Cá voi sát thủ nuốt chửng lá gan và bỏ mặc xác cá mập dài hơn 8 m chìm dần xuống đáy biển ngoài khơi Mexico.
Cá voi sát thủ moi gan cá mập voi. (Video: Ocean Safaris).
Một con cá voi sát thủ cắn rách bụng cá mập voi và ăn gan của nó ở ngoài khơi Baja California, Mexico, Live Science hôm 28/7 đưa tin. Thước phim hiếm gặp hé lộ cá voi sát thủ bơi lộn ngược bên dưới cá mập voi và ngoạm bụng con vật khiến máu phun ra từ vết thương. Sau khi cá voi sát thủ hoàn thành bữa ăn, nó lao lên mặt nước trong khi cơ thể bất động của cá mập voi chìm dần xuống dưới.
Video được quay bởi James Moskito, giám đốc điều hành công ty tổ chức tour đại dương Ocean Safaris ở California trong chuyến thám hiểm tới vịnh California hồi tháng 4. Ông chú ý tới con cá mập voi và đến gần. Khi ở cách nó 1,8m từ mặt nước, Moskito trông thấy cá voi sát thủ lao tới và biết chúng sẽ tấn công bụng dưới của cá mập voi.
Cá mập voi (Rhincodon typus) là loài cá mập lớn nhất trên Trái Đất, dài tới 18 m. Cá thể trưởng thành khỏe mạnh có rất ít kẻ thù trong tự nhiên trong khi con bị thương đôi khi trở thành mồi săn của cá mập hổ (Galeocerdo cuvier) và cá voi sát thủ (Orcinus orca).
Cá voi sát thủ ăn hết gan và bỏ mặc con mồi bất động chìm xuống.
Dù cá voi sát thủ từng được ghi hình tấn công cá mập voi non, nhưng thước phim của Moskito là video đầu tiên về hành vi săn giết cá thể trưởng thành dài ước tính 8,2 m. Theo ông, quá trình tấn công chỉ kéo dài vài giây. Cá voi sát thủ ăn hết gan và bỏ mặc con mồi bất động chìm xuống.
Không lâu sau cuộc đụng độ, Moskito và những hành khách trên tàu chứng kiến cá voi sát thủ tấn công và giết chết một con cá mập voi khác. Khi họ tới nơi, cá mập voi giãy giụa trên mặt nước với một con cá voi sát thủ đang bám vào nó. Moskito cho biết một con cá voi sát thủ trưởng thành to lớn tên Montezuma tham gia cả hai vụ tấn công.
Gan cá mập rất giàu dưỡng chất, chứa đầy dầu và chất béo. Cá voi sát thủ trên khắp thế giới thường ăn gan cá mập suốt hàng thập kỷ. Theo Alison Kock, nhà sinh vật học hải dương ở Cơ quan Vườn quốc gia Nam Phi, gan cá mập rất lớn và dễ nổi, vì vậy cơ quan này nổi trên mặt nước khi cá mập bị giết, do đó cá voi sát thủ dễ phát hiện và tiếp cận hơn so với những bộ phận khác có thể chìm xuống đáy biển và khó tìm kiếm.

Đại dương sâu đến mức nào?
Độ sâu trung bình của đại dương là khoảng 3.700m. Điểm sâu nhất của đại dương được biết đến hiện nay là Challenger Deep thuộc rãnh Mariana với độ sâu khoảng 10.935m (gần 11km).

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi
Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Tìm hiểu về loài mực - cách mà loài thân mềm yếu ớt sinh tồn
Mực có kích cỡ rất đa dạng từ khổng lồ 14m đến loài mực lùn chỉ dài 2,5cm. Các con vật này được xếp vào nhóm động vật thân mềm.

Loài cá “vũ trang” như chiến binh độc đáo ở biển Đông
Những con cá quả thông "vũ trang" bản thân như những xe bọc thép hầm hố, là sinh vật gây thích thú có ở vùng biển Đông. Loài cá này yêu cầu ngặt nghèo về điều kiện sống.

Một loài khác đang phát triển bộ não giống con người
Dù bị chia cắt bởi 500 triệu năm tiến hóa, bản kế hoạch chi tiết về một bộ não thông minh, phức tạp vẫn được bảo tồn trong cơ thể hai loài, một trong hai là con người.
