Lần đầu tiên hai cá voi sát thủ trắng siêu hiếm lộ diện ngoài khơi Nhật Bản

Đàn cá voi sát thủ được nhìn thấy trong chuyến ra khơi ngắm cá voi vào ngày 24/7 ở eo biển Kunashirskiy, vùng biển nằm giữa các đảo phía bắc Hokkaido và Kunashir.

Mai, một nhân viên công ty du lịch Gojiraiwa-Kanko, nói một con cá voi sát thủ trắng già hơn có màu sắc tối hơn một chút và con trẻ hơn có vết xước trên lưng.

Mai nói đây là lần đầu tiên người dân ở Nhật Bản nhìn thấy hai con cá voi sát thủ trắng xuất hiện đồng thời.


Cá voi sát thủ màu trắng hiếm gặp lộ diện ngoài khơi Nhật Bản.

“Đây là ngày tuyệt vời nhất. Lần đầu tiên có hai con cá voi sát thủ trắng cùng xuất hiện ngoài khơi Nhật Bản”, cô cho biết.

Đây không phải là hai con cá voi sát thủ bạch tạng do khiếm khuyết về gene. Chúng có thể bị nhiễm hội chứng bạch thể, dẫn đến việc mất một phần sắc tố trên cơ thể.

Cá voi sát thủ trắng quý hiếm đến mức chúng từng được coi là chỉ tồn tại trong thần thoại. Nhưng ngày nay, các nhà khoa học ước tính có 5 con cá voi sát thủ trắng tồn tại trên thế giới.


Lần đầu tiên có hai con cá voi sát thủ trắng xuất hiện đồng thời.

Nguyên nhân có thể là do quần thể cá voi sát thủ suy giảm, khiến sự đa dạng về kiểu gene giảm và những con cá voi sát thủ không có nhiều lựa chọn để giao phối.

Các rối loạn di truyền hiếm gặp cản trở khả năng tồn tại của động vật trong tự nhiên, đe dọa đẩy nhanh sự suy giảm của giống loài.

Hiện chưa rõ hội chứng bạch thể tác động đến những con cá voi sát thủ như thế nào, nhưng rõ ràng là chúng dễ dàng bị nhận diện hơn, từ đó khó đi săn hơn cũng như bị đối thủ chú ý.

Tuy nhiên, hội chứng bạch thể không phải lúc nào cũng gây hại. Ví dụ như gấu Kermode có màu đen truyền thống nhưng ngày càng xuất hiện nhiều với màu trắng nhờ gen lặn. Các nhà khoa học nhận ra đặc điểm này giúp bắt được nhiều cá hồi vì khó bị phát hiện hơn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Đăng ngày: 23/02/2025
Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Đăng ngày: 16/02/2025
Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?

Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?

Các nhà khoa học cho biết không phải ngẫu nhiên mà sinh vật biển, đặc biệt là rùa, lại ăn rác thải nhựa...

Đăng ngày: 10/02/2025
Những điều thú vị về con sam biển

Những điều thú vị về con sam biển

So với cua, tôm thì loài sam biển là loài hải sản không đắt đỏ bằng, tuy nhiên, giá trị mà nó mang lại đối với y học thì ít có loài nào sánh bằng.

Đăng ngày: 08/02/2025
Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Đăng ngày: 06/02/2025
Kẻ bá chủ thực sự của đại dương

Kẻ bá chủ thực sự của đại dương

Mối quan hệ giữa kẻ săn mồi và con mồi luôn mật thiết với nhau, nếu thiếu một thì kẻ kia cũng không thể tồn tại. Cá mập dường như đang thực hiện sứ mệnh loại bỏ những cá thể yếu kém ra khỏi bầy đàn, tạo điều kiện cho những cá thể còn lại phát triển tốt hơn.

Đăng ngày: 31/01/2025
Cá Vẹt là gì? Tại sao không nên ăn cá Vẹt?

Cá Vẹt là gì? Tại sao không nên ăn cá Vẹt?

Loài cá vẹt được bày bán tại một số chợ vùng biển. Gần đây, các diễn đàn, cộng đồng mạng kêu gọi không nên ăn cá này vì nhiều lý do đặc biệt.

Đăng ngày: 24/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News