Lần đầu tiên các nhà khoa học quan sát thấy tế bào san hô nuốt tảo

Bình thường, các rạn san hô thường sống cộng sinh với tảo, những loài tảo này sẽ quang hợp để sản xuất chất dinh dưỡng cho san hô ăn và cũng bằng cách này nó làm cho tảo có màu sắc.

Hiện tượng tẩy trắng san hô như đã xảy ra tại Rạn san hô Great Barrier của Úc là bằng chứng nghiệt ngã về những gì sẽ xảy ra khi mối quan hệ đó tan vỡ. Các nhà khoa học hiện đã có được cái nhìn sâu sắc chưa từng có về hiện tượng này khi lần đầu tiên quan sát thấy các tế bào san hô nuốt tảo.

Một loạt các điều kiện bất thường có thể làm mối quan hệ cộng sinh trên mất cân bằng và khiến các loại tảo sẽ bị san hô xua đuổi, như thủy triều xuống thấp, quá nắng hoặc ô nhiễm, nhưng nguyên nhân chính là nhiệt độ nước biển tăng do hành tinh nóng lên. Rất nhiều nghiên cứu tập trung vào việc làm cho san hô có khả năng chống chịu tốt hơn với mối đe dọa này, thông qua cấy ghép vi khuẩn hữu ích, chế phẩm sinh học probiotics hay thậm chí là triển khai màng nổi để giữ cho san hô mát mẻ.

Lần đầu tiên các nhà khoa học quan sát thấy tế bào san hô nuốt tảo
San hô thường sống cộng sinh với tảo, những loài tảo này sẽ quang hợp để sản xuất chất dinh dưỡng cho san hô ăn và cũng bằng cách này nó làm cho tảo có màu sắc. (Ảnh: Depositphotos).

Các nhà khoa học Nhật Bản đứng sau những quan sát đột phá mới này đang nghiên cứu loại san hô phổ biến nhất được tìm thấy ở các rạn san hô nhiệt đới, ở các loài đá thuộc họ Acroporidae. Vào tháng 4 năm nay, các nhà nghiên cứu đã nuôi cấy thành công các dòng tế bào từ ấu trùng của những loài san hô đá này trong các đĩa petri, và tập trung vào một dòng tế bào chịu trách nhiệm nuốt tảo có tên là IVB5.

Khi tảo hai lá mầm được thêm vào đĩa petri, các nhà khoa học đã theo dõi thấy các tế bào san hô mọc ra những chỗ lồi lõm để với đến tảo. Trong vòng 30 phút, khoảng 40% tế bào san hô đã tiến hành nuốt chửng loại tảo này.

Trong 2 ngày sau đó, tảo bên trong các tế bào bị vỡ ra thành các mảnh được bọc trong các túi có màng bao bọc. Các tế bào san hô nuốt tảo đã sống được khoảng một tháng trước khi chết. Các nhà khoa học cho biết điều này cung cấp manh mối về cách mà mối quan hệ cộng sinh có thể đã bắt đầu từ hàng nghìn năm trước.

Tiến sĩ Satoko Sekida cho biết: “Có thể ban đầu, tổ tiên của san hô đã nuốt những loài tảo này và phá vỡ chúng để làm thức ăn. Nhưng theo thời gian, chúng đã tiến hóa để thay vào đó sử dụng tảo để quang hợp”.

Trong thời gian tới, các nhà khoa học có kế hoạch khám phá điều này và các ý tưởng khác thông qua các thí nghiệm tiếp theo liên quan đến kính hiển vi điện tử để có được cái nhìn rõ ràng hơn về các tế bào và tảo.

Điều này sẽ rất thú vị vì sau đó chúng ta có thể đặt ra những câu hỏi mới, như cách phản ứng của san hô khi bị căng thẳng. Điều này có thể cung cấp cho chúng ta hiểu biết đầy đủ hơn về cách hiện tượng tẩy trắng xảy ra và cách để giảm thiểu nó”, tiến sĩ Satoko Sekida chia sẻ.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Cá mặt trăng hiếm thấy dạt vào bờ biển Mỹ

Cá mặt trăng hiếm thấy dạt vào bờ biển Mỹ

Các nhà hải dương học nói cá mặt trăng sống ở tầng nước sâu dạt vào bờ biển Oregon, Mỹ là điều ít khi xảy ra. Xác cá còn rất mới và nguyên vẹn khi được phát hiện.

Đăng ngày: 22/07/2021
Reynisfjara - Bãi biển cát đen thui nổi tiếng nhất thế giới

Reynisfjara - Bãi biển cát đen thui nổi tiếng nhất thế giới

Reynisfjara là bãi biển cát đen nổi tiếng thế giới nằm ở bờ biển phía Nam của Iceland, vùng đất của băng và lửa.

Đăng ngày: 17/07/2021
Những sự thật ít người biết về cá voi

Những sự thật ít người biết về cá voi

Vì cá voi có kích thước khổng lồ nên nhiều người tin rằng, loài vật này có thể nuốt chửng một người trưởng thành. Tuy nhiên, hầu hết cá voi không thể nuốt gọn những vật có kích thước lớn.

Đăng ngày: 13/07/2021
Bạch tuộc thuỷ tinh sở hữu cơ thể trong suốt nhìn rõ mồn một mọi cơ quan nội tạng

Bạch tuộc thuỷ tinh sở hữu cơ thể trong suốt nhìn rõ mồn một mọi cơ quan nội tạng

Máy quay ở độ sâu lớn dưới biển Thái Bình Dương ghi lại hình ảnh bạch tuộc thủy tinh có làn da trong suốt, nhìn thấy rõ các cơ quan nội tạng bên trong.

Đăng ngày: 12/07/2021
Xác tàu Titanic dưới đáy biển đang dần biến mất

Xác tàu Titanic dưới đáy biển đang dần biến mất

Đã hơn một thế kỷ trôi qua kể từ ngày Titanic vĩnh viễn ngủ yên trong lòng Đại Tây Dương ở độ sâu hơn 3800m, người ta vẫn không thôi nhắc về " con tàu định mệnh".

Đăng ngày: 06/07/2021
Cá và các động vật biển có thể chết đuối không?

Cá và các động vật biển có thể chết đuối không?

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, có khoảng 236.000 người chết đuối mỗi năm.

Đăng ngày: 05/07/2021
Dòng hải lưu khiến hàng triệu cua đỏ chết tập thể

Dòng hải lưu khiến hàng triệu cua đỏ chết tập thể

Trong nhiều thập kỷ, lý do cua cá ngừ (cua đỏ) dạt vào bờ với số lượng lên tới hàng triệu con ở vùng ven biển nước Mỹ vẫn khiến nhiều người băn khoăn.

Đăng ngày: 05/07/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News