Bạch tuộc - một trong những loài thông minh không dùng bộ não

Khoảng 350 tế bào thần kinh nằm dọc các xúc tu giúp bạch tuộc phản ứng nhanh nhạy với môi trường kể cả khi bị chặt đứt.

Bạch tuộc - một trong những loài thông minh không dùng bộ não
Xúc tu là nơi tập trung nhiểu tế bào thần kinh của bạch tuộc. (Ảnh: Science Alert).

Nghiên cứu mới về khả năng phản ứng nhanh nhạy với con mồi và kẻ thù cho thấy sự thông minh của bạch tuộc vừa được các nhà khoa học công bố tại Hội nghị khoa học sinh học 2019 tổ chức cuối tháng 6 tại Mỹ. Nghiên cứu được thực hiện trên bạch tuộc khổng lồ Thái Bình Dương (Enteroctopus dofleini)bạch tuộc đỏ Đông Thái Bình Dương (Octopus rubescens). Chúng có khoảng 500 triệu tế bào thần kinh, trong đó có khoảng 350 triệu tế bào thần kinh nằm dọc trên các xúc tu. Điều này giúp bạch tuộc phản ứng nhanh nhạy với môi trường và các yếu tố xung quanh như kẻ thù và con mồi.

"Bộ não bạch tuộc không thể kiểm soát 8 xúc tu và những chuyển động phức tạp của chúng. Các xúc tu chỉ cần gửi thông tin tới bộ não mà không cần bộ não xử lý", nhà khoa học thần kinh Dominic Sivitilli, Đại học Washington cho biết.

Nhóm nghiên cứu sử dụng kỹ thuật theo dõi hành vi và ghi chép thần kinh để hiểu rõ hơn cách các neuron thần kinh ở xúc tu tiếp nhận và xử lý thông tin khi bạch tuộc di chuyển để săn mồi và khám phá. Họ phát hiện rằng những giác hút và giác quan của bạch tuộc tiếp nhận thông tin rất nhanh nhạy, chúng xử lý và ra hiệu cho bạch tuộc thực hiện hành động mà không cần tới sự can thiệp của bộ não.

Những nghiên cứu này đã chứng minh rằng bộ não và xúc tu của bạch tuộc hoạt động hoàn toàn độc lập với nhau. Kể cả khi bị cắt đứt, các xúc tu vẫn có thể cử động và di chuyển được.

Loading...
TIN CŨ HƠN

"Bồn tắm tuyệt vọng" giết chết hầu hết động vật bơi đến

Hồ nước ngầm nằm ở độ sâu hơn 900m dưới vịnh Mexico khiến đa số loài vật không thể chịu nổi do rất mặn và độc hại.

Đăng ngày: 29/06/2019
Sinh vật kỳ quái phát sáng trong đêm dạt vào bãi biển Úc

Sinh vật kỳ quái phát sáng trong đêm dạt vào bãi biển Úc

Các chuyên gia về động vật sau đó đã xác nhận, đó là cá thể thuộc loài cá mập thuộc loài hiếm gặp. Chúng thường ăn những loài cá nhỏ, sống dưới đáy đại dương.

Đăng ngày: 29/06/2019
San hô từ chối trứng tôm, chọn ăn hạt vi nhựa

San hô từ chối trứng tôm, chọn ăn hạt vi nhựa

Một cá thể san hô có thể hấp thụ tới hơn 100 sợi vi nhựa và được coi là món ăn khoái khẩu đang gây độc cho chúng.

Đăng ngày: 28/06/2019
Đám lông lá này thực chất là một con cá và tốc độ ra đòn của nó không thể thấy nổi

Đám lông lá này thực chất là một con cá và tốc độ ra đòn của nó không thể thấy nổi

Lông lá và có phần xấu xí là những gì miêu tả về ngoại hình của loài cá này, tuy nhiên, không phải ngẫu nhiên mà chúng lại sở hữu những điều đó.

Đăng ngày: 28/06/2019
Lần đầu tiên ghi hình cá voi sát thủ

Lần đầu tiên ghi hình cá voi sát thủ "hôn môi" để giảng hòa

Hành vi hôn môi và cắn nhẹ lưỡi đồng loại được cho là cách cá voi sát thủ giảng hòa với đồng loại sau trận chiến.

Đăng ngày: 27/06/2019
Phát hiện loài sâu có mắt ở đuôi

Phát hiện loài sâu có mắt ở đuôi

Loài sâu biển Ampharete oculicirrata được tìm thấy ở độ sâu 120m có một mắt ở đầu và hai mắt ở cuống đuôi.

Đăng ngày: 27/06/2019
Lần đầu tiên trong lịch sử, chúng ta thu được tiếng hát của loài cá voi đen hiếm nhất thế giới

Lần đầu tiên trong lịch sử, chúng ta thu được tiếng hát của loài cá voi đen hiếm nhất thế giới

Loài cá voi đen hiện chỉ còn khoảng 300 cá thể trên phạm vi toàn thế giới. Cũng bởi vậy, việc nghiên cứu về chúng là rất khó khăn.

Đăng ngày: 24/06/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News