Những loài hoa "trăm năm mới nở" một lần: Có loài mọc đầy ở Việt Nam!
Cọ Talipot, cây Melocanna Baccifera, tre Việt Nam... là những loài cây phải đến cả chục năm, thậm chí tới cả trăm năm mới nở hoa một lần.
1. Cọ Talipot: 30 - 80 năm/lần. Được coi là cây quốc gia tại Sri Lanka. Đây cũng là một loài cọ khổng lồ, có chiều cao lên tới 25m, đường kính thân cây là 1- 1,5m. Cọ Talipot cũng là loài đạt kỉ lục về cụm hoa lớn nhất, dài từ 6 - 8 m với hàng triệu bông hoa. Loài cọ này chỉ nở hoa một lần trong khoảng 30 - 80 năm tuổi. Sau khi hoa nở, vòng đời của cây cũng khép lại do tất cả dinh dưỡng dự trữ đều dành cho quá trình tạo quả. (Nguồn: Flickr)
2. Cây Melocanna Baccifera: 44 - 48 năm/lần. Đây là cây thuộc họ tre, trúc, chiếm phần lớn số lượng các loài cây cùng họ tại Ấn Độ. Cây chỉ cho hoa mỗi 44 - 48 năm/lần, thậm chí là lâu hơn. Nhưng những người dân bản địa thì mong sự kiện này diễn ra lâu hơn nữa, thậm chí nếu... không xảy ra nữa cũng tốt. Nguyên do là bởi quá trình phát tán hạt giống của cây thu hút rất nhiều loài động vật gặm nhấm và một trong số đó là chuột đen. (Nguồn: Toplist.vn)
3. Cây tre Việt Nam: 60 - 100 năm/lần: loài hoa mà theo kinh nghiệm truyền lại, có chu kỳ nở hoa từ 60 - 100 năm. Tre thuộc nhóm thực vật sống nhiều năm nhưng chỉ nở hoa duy nhất một lần. Sau khi tre nở hoa một lần duy nhất rồi ra quả, cây sẽ bị lụi tàn và sau đó chết ngay.(Nguồn: Báo Giao Thông)
4. Cây cọ Madagascar: 100 năm/lần: loài cọ Tahina có kích cỡ khổng lồ tại Madagascar với chiều cao khoảng 20m. Chúng cũng là loài cọ lớn nhất tại đây nhưng điều khiến cọ Tahina trở nên đặc biệt, đó là chúng chỉ ra hoa, kết quả một lần trong đời và điều này chỉ xảy ra sau… 100 năm. Hiện nay tại Madagascar, số lượng cá thể ngoài tự nhiên của Tahina chưa đến 100 nên loài cọ này được liệt vào danh sách cực kỳ nguy cấp. (Nguồn: Wikipedia)
5. Cây "Nữ hoàng của Andes": 80 - 150 năm/lần. Loài cây được mệnh danh “nữ hoàng của dãy Andes” này chỉ được tìm thấy ở Peru và Bolivia. “Nữ hoàng” là cây thuộc họ Dứa, có tên gọi là Puya raimondii, cao khoảng 3-4m. Với việc phải sống trên độ cao 3.000 - 4.800m cùng điều kiện khí hậu vô cùng khắc nghiệt, cây Puya raimondii cần khoảng thời gian rất lâu, từ 80-150 năm để dự trữ đủ dưỡng chất phục vụ cho lần sinh sản đầu tiên và cũng là cuối cùng trong đời. (Nguồn: Pikes on Bies)

Vân Nam - Thiên đường của hơn một nửa loài bướm ở Trung Quốc
Dữ liệu cập nhật mới cho biết có tới 1.300 loài bướm sinh sống ở tỉnh Vân Nam, chiếm 58,6% số lượng loài bướm trên khắp Trung Quốc.

Côn trùng có thể bay cao đến cỡ nào?
Theo BBC Science Focus, có ba yếu tố chính giới hạn độ cao mà các loài côn trùng có cánh có thể vươn tới. Đó là mật độ không khí, nhiệt độ, sự sẵn có oxy.

Hình dạng của vi khuẩn, dạng sống cổ đại nhất hành tinh xuất hiện 3,8 tỷ năm trước
Vi khuẩn là những dạng sống xuất hiện đầu tiên trên Trái đất từ cách đây 3,8 tỷ năm, hiện nay chúng là những sinh vật cổ đại nhất vẫn còn tồn tại quanh chúng ta.

Israel đạt đột phá về công nghệ trứng gà chỉ nở ra gà mái
Các nhà khoa học Israel đã đạt được một bước đột phá công nghệ đáng kể có thể giúp ngăn chặn việc tiêu hủy 7 tỉ gà trống con mỗi năm trên quy mô toàn cầu.

Trung Quốc phát triển giống lúa lai kỳ lạ: Gieo trồng một lần thu hoạch trong nhiều năm
Khi nghe thông tin về giống lúa mới có thể thu hoạch nhiều năm mà không cần trồng lại, ông nông dân người Quảng Tây (Trung Quốc) Liang Yuxin đã rất háo hức muốn được thử nghiệm nó.

Hoa đào chuông Yên Tử là gì?
Bạn đã từng nghe qua cái tên cây hoa đào chuông Yên Tử chưa? Nếu chưa thì hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm, ý nghĩa của loài hoa này thông qua bài viết dưới đây nhé.
