Những loài vật không uống máu mà vẫn được gọi là "ma cà rồng" một cách đầy xứng đáng

Từ sóc ma cà rồng đến kiến Dracula, mực quỷ... tất cả đều chẳng ham mê gì món "huyết". Song, chúng cũng vẫn có phần đáng sợ không kém gì Dracula trong truyền thuyết.

Thế giới luôn đầy rẫy sự kỳ dị và bí ẩn. Nhưng đôi khi, nó còn càng rùng rợn hơn nữa bởi vì sở thích "thêm mắm dặm muối" của con người.

1. Sóc ma cà rồng: "Trơn như lươn, ranh như cáo"

Lẽ dĩ nhiên là theo nghĩa bóng mà thôi, vì sóc ma cà rồng (Rheithrosciurus macrotis) dù sao cũng là động vật có vú. Cơ thể chúng được bao phủ bởi một lớp lông mao ấm áp, nên không thể nào lại "trơn như lươn" theo nghĩa đen được.

Nhưng đối với các động vật săn mồi thì loài sóc này đúng là "trơn như lươn", vì chúng biết sử dụng cái đuôi bông xù to hơn cơ thể những 130% để đánh lạc hướng, khiến kẻ tham ăn mù quáng mà vồ vào cái đuôi, cuối cùng chỉ bắt được có vài sợi lông.

Thức ăn của sóc ma cà rồng chủ yếu là hạt trám và một chút côn trùng. Song chính vì khả năng thoát thân thần sầu ấy, người Borneo lại thấy nó ma quái, cuối cùng sáng tạo ra một truyền thuyết dân gian cực kỳ đáng sợ. Truyện kể rằng, những con sóc này ưa ngồi rình trên các cành cây thấp, thấy nai đi qua liền lao xuống cắn đứt cổ, sau đó moi nội tạng ra mà ngấu nghiến.

2. Kiến Dracula: Hút dịch ấu trùng

Tên khoa học của kiến Dracula là Adetomyrma venatrix. Trong danh sách những động vật không uống máu nhưng vẫn được đặt tên "ma cà rồng" thì nó xứng danh hơn cả. Bởi lẽ, loài kiến này khoái cắn ấu trùng cùng loài mà hút chất lỏng từ người chúng.

Chất lỏng trong cơ thể ấu trùng cũng tương tự như là máu, nhưng khác ở chỗ không có hemoglobin, mà thay vào đó là hemolymph có màu xanh.

Và mặc dù kiến dracula thích hút dịch của ấu trùng, song nó tuyệt đối không hút nhiều đến nỗi giết chết con non.

3. Mực quỷ: Dù môi trường sống chỉ có 5% oxy vẫn tung hoành

Mực quỷ có một cái tên khoa học khá kinh hoàng là Vampyroteuthis infernalis, có nghĩa "mực ma cà rồng tới từ địa ngục".

Cái thú vị ở mực quỷ là chúng có bộ phận phát quang có thể bật tắt tùy ý. Nhưng lý do khiến chúng bị gọi là "quỷ" nằm ở con mắt to tướng, ngang với nhãn cầu của một chú chó lớn dẫu cơ thể bé tẹo, chỉ dài có 15cm. Ngoài ra còn cả các xúc tu chi chít gai nhọn nữa.

Có lẽ chính nhờ cái vẻ ngoài ghê rợn này mà nó được đặt cho cái tên ma cà rồng, dù bản thân chẳng ham hố chuyện hút máu. Song cái phi thường hơn cả ở mực quỷ là chúng có thể sống tại các tầng đại dương có mật độ oxy thấp nhất, thậm chí là chỉ chiếm 5% thôi cũng được.

4. Ếch ma cà rồng bay: Chỉ nòng nọc là có vẻ ma cà rồng

So với cái tên rõ "kêu" là ếch ma cà rồng bay (Rhacophorus vampyrus), thì ngoại hình loài vật này khá nhàm chán. Chúng khá nhỏ, chỉ 4-5cm, màu nâu, chẳng có răng nanh hay thói quen quái dị nào.

Nhưng thực ra, cái tên ấy là dành cho nòng nọc của chúng. Lũ nòng nọc của loài ếch này sở hữu cặp móc đen và cứng giống hệt như răng nanh vampire vậy.

Ếch ma cà rồng bay cái thường đẻ cả trứng chưa thụ tinh để làm thức ăn nuôi nòng nọc. Sở dĩ nòng nọc của chúng có "cặp nanh" này là để tiện bề xé vỏ trứng ra mà uống.

5. Cua ma cà rồng: Sắc màu sặc sỡ

Cua ma cà rồng (Geosesarma notophorum) bị gọi là "vampire" chỉ vì màu sắc. Thân tím, mắt vàng sáng chói, chân đỏ, thật sự là rất giống cách phối màu của một nhân vật ma cà rồng hoạt hình.

Bởi quá sặc sỡ và xinh đẹp mà cua ma cà rồng rất được giới nuôi thú cưng mê mẩn. Đến nỗi, chúng đang có khả năng rơi vào nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên vì bị săn bắt quá mức.

6. Cá ma cà rồng: Cặp nanh dài 15cm

Cá ma cà rồng (Hydrolycus scomberoides) là một loài cá nước ngọt, sống ở lưu vực sông Amazon. Chúng sở hữu một cặp nanh dưới dài 10-15cm và nhọn hoắt. Đây cũng là một loài cá khá lớn, có thể dài đến 1,17m, nặng 17,8kg.

Món ăn ưa thích của cá ma cà rồng là các loài cá nhỏ hơn. Chúng thuộc vào hàng cực kỳ hung tợn, nhưng vẫn có thể nuôi chung với các loài cá cảnh khác có kích thước lớn hơn.

7. Bướm đêm vampire: Mới biết "xin huyết" để lấy muối

Thực tế, bướm đêm ma cà rồng (Calyptra thalictri) là loài chỉ ăn trái cây mà thôi. Nhưng gần đây, các nhà quan sát lại phát hiện một quần thể bướm ở Nga có con đực biết đâm xuyên qua da động vật để "xin tí máu".

Theo các nhà khoa học, có lẽ đây là một "bước tiến hóa" mới của loài này. Nó chỉ xảy ra vào mùa giao phối, khi con đực cần có muối để chuyển giao cho con cái trong quá trình giao phối. Lượng muối này sau đó trở thành dưỡng chất nuôi ấu trùng.

Nghe có vẻ đáng sợ song bị bướm đêm vampire đốt cũng không nguy hiểm gì lắm. Chỉ là đau ngứa vài giờ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều thú vị về loài cá sấu

Những điều thú vị về loài cá sấu

Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Đăng ngày: 17/02/2025
Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD

Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

Đăng ngày: 16/02/2025
11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh

11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh

Chó luôn được coi là người bạn thân thiết của con người vì vậy có thể bạn cho rằng bạn đã biết hết về loài chó. Tuy nhiên, sự thực không hẳn như vậy.

Đăng ngày: 15/02/2025
Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An

Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò

Đăng ngày: 15/02/2025
Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết

Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết

Thế giới động vật muôn màu với bao điều lý thú. Không ai có thể tự cho mình là hiểu khá rõ về mọi loài tồn tại trên hành tinh của chúng ta.

Đăng ngày: 15/02/2025
Những loài cá khổng lồ của sông Mekong

Những loài cá khổng lồ của sông Mekong

Khối lượng cực đại của cá tra dầu sông Mekong đạt 300kg, còn chiều dài tối đa của cá đuối nước ngọt lên tới 5m. Sông Mekong, với hàng trăm loài cá và nguồn phù sa dồi dào, là mạch sống của hàng chục triệu người.

Đăng ngày: 15/02/2025
Giới tính của thằn lằn phụ thuộc vào kích cỡ trứng

Giới tính của thằn lằn phụ thuộc vào kích cỡ trứng

Trên tờ Current Biology ra ngày 4/6, một báo cáo cho biết vấn đề giới tính của thằn lằn con hoá ra phức tạp hơn nhiều so với những suy đoán trước đây của giới khoa học. Chí ít là đối với một loài thằn lằn, kích cỡ của trứng đóng vai trò quyết định trong chuyện này.

Đăng ngày: 14/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News