Những món ăn tuyệt ngon nhưng bị cấm tiệt ở Mỹ
Bánh tiết lợn, mận Mirabelle, vây cá mập... là những món ăn ngon được nhiều người yêu thích ở một số nước nhưng lại bị cấm ở Mỹ.
Loại ốc nữ hoàng này sinh sống ở các vùng nước nhiệt đới từ Florida (Mỹ) đến Brazil. Nó trở thành món ăn bị cấm ở 50 tiểu bang của Mỹ từ năm 2003 do nạn đánh bắt bữa bãi. (Ảnh: Theguardian).
Loại mận Mirabelle có nguồn gốc từ Lorraine, Pháp này đã bị cấm ở Mỹ. (Ảnh: CNN).
Rùa biển là món ăn ở nhiều quốc gia. Nhưng Mỹ cấm nhập khẩu và bán rùa biển nên người dân ở đây chỉ có thể... nhịn. (Ảnh: Latimes).
Bánh tiết lợn là món ăn ngon được nhiều người yêu thích ở Đài Loan, được làm từ tiết heo và gạo nếp. Nó bị cấm ở Mỹ vì lý do vệ sinh. (Ảnh: Nytimes).
Trong khi việc ăn thịt ngựa là hợp pháp ở hầu hết các tiểu bang của Mỹ thì việc giết mổ ngựa lại bị cấm. (Ảnh: CNN).
Loại cá nóc Nhật Bản này bị cấm cả ở châu Âu EU và Mỹ. Nếu không được chế biến đúng cách, cá nóc có thể dẫn đến ngạt thở và gây tử vong do tê liệt. (Ảnh: Nbcnews).
Vây cá mập là một món ăn được yêu thích ở một số nước châu Á nhưng lại bị cấm ở Mỹ. (Ảnh: BBC).
Một bang duy nhất ở Mỹ được phép buôn bán cá đỏ là Mississippi. Trong những năm 1980, các nhà hàng phục vụ nhiều món từ loại cá quý này khiến nhu cầu ngày càng tăng, dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng. (Ảnh: Guardian).
Lý do khiến món gan ngỗng này bị cấm ở Mỹ là do việc nhồi nhét đàn ngỗng ăn được coi là vô nhân đạo. (Ảnh: Nbcnews).
Món trứng cá tầm Beluga Caviar đắt đỏ trở thành cơn sốt trong năm 2005. Mỹ đã cấm người dân sử dụng món ăn ngon này. (Ảnh: Foxnews).
Chim sẻ rừng là món ăn quý tộc ở Pháp trong những năm 1960, việc ăn chim sẻ lại bị cấm hoàn toàn ở Mỹ và châu Âu. (Ảnh: DW).
Phô mai giòi. Không chỉ bị cấm ở Mỹ mà còn ở các nước EU, bởi vì có một vấn đề trong quá trình sản xuất. Phô mai khi được ủ quá lâu tạo điều kiện cho ruồi đẻ trứng bên trong. Khi ấu trùng ruồi này nở, chúng sẽ ăn phô mai và phân hủy các chất béo bằng dịch tiêu hóa, làm cho phô mai mềm, thúc đẩy quá trình lên men tạo ra mùi vị độc đáo. Tuy nhiên, món ăn này sẽ tạo ra một loại giun Ugi ký sinh trong ruột, gây hại cho cơ thể.
Sữa không tiệt trùng bị cấm ở 28 trong số 50 tiểu bang vì có nguy cơ chứa Escherichia coli, salmonella…Ngoài ra, đối với pho mát làm từ sữa không được tiệt trùng, thời gian lên men phải từ 60 ngày trở lên.
Absinthe là một loại rượu làm từ các loại thảo mộc, nó nổi tiếng với mùi hương và hương vị độc đáo, có nồng độ cồn từ 45-90%. Trong khi chiếc bánh ăn kèm có chứa thành phần hương vị gọi là Zunjong, được cho là gây ảo giác, đầu óc không tỉnh táo, bị cấm bán ở Mỹ và các nước ở châu Âu.
Đặc sản kinh dị của người Scotland được làm từ nội tạng cừu, tim, gan, phổi…sau đó nhồi trong dạ dày cừu. Người ta lo lắng rằng trong quá trình giết mổ, nội tạng bị nhiễm khuẩn, một số người Mỹ không muốn ăn món ăn “ghê rợn” này, haggis bị cấm ở rất nhiều nước.
Trái Ackee là loại trái cây chính của nước Jamaica, nhưng lại hiếm khi được ăn ở các nước khác. Ackee có hạt màu đen lớn ở giữa, không vị. Lý do nó bị cấm ở Mỹ là do tính độc hại, chỉ cần ăn sai cách có thể dẫn đến cái chết. Khi trái này còn non, nó chứa chất rất độc có thể gây co giật, hôn mê, thậm chí có thể chết sau vài giờ. Ngay cả khi chín, nó vẫn cần được xử lý loại bỏ phần độc mới có thể ăn được.
Dầu Sassafrasu (dầu xá xị). Sassafras là một cây phát ra mùi hương hoa quả như cam quýt, nó thường được chiết xuất làm hương liệu cho các món ăn. Tuy nhiên, người ta tìm thấy chất Safrole trong dầu là một chất độc hại, việc nó được sử dụng trong thực phẩm là bị cấm ở Mỹ. Người ta thay thế bằng cây long não có mùi hương tương tự.

Truyền thuyết và ý nghĩa của hoa Tulip
Hoa Tulip tượng trưng cho sự nổi tiếng, giàu có và tình yêu hoàn hảo. Có lẽ vì nó nở vào mùa xuân, khi bóng tối của những ngày đông đã bị xóa nhòa, Tulip còn trở thành biểu tượng cho cuộc sống vĩnh hằng.

Những cấm kị nên biết khi tặng tiền lì xì
Lì xì là một tục lệ đẹp trong dịp Tết Nguyên đán ở nhiều nước châu Á. Tuy nhiên, không ít người chú ý đến những việc nên và không nên khi tặng bao lì xì.

12 mưu kế nổi tiếng nhất thời đại Gia Cát Lượng vẫn còn giá trị đến ngày nay (Phần 3)
Sau đây là những mưu kế nổi bật nhất được đời đời truyền tụng, như những giai thoại có một không hai trong sử sách.

Bộ tộc sống giữa rừng sâu nhưng biết hết mọi việc diễn ra khắp thế giới
Mặc dù sống giữa núi thẳm rừng sâu, nhưng tộc người đặc biệt này khiến thế giới phải kinh ngạc khi họ có thể biết được mọi chuyện đã và đang diễn ra trên khắp Trái đất.

Thị trấn "hỏa ngục" cháy suốt hơn 60 năm
Đám cháy kéo dài hàng chục năm đã biến thị trấn mỏ Centralia từ một nơi sôi động thành địa ngục hoang tàn.

Những hình phạt tử hình tàn khốc nhất lịch sử nhân loại
Một số hình phạt tử hình thời xưa khiến nhiều người rùng mình ớn lạnh khi nghe đến tên của chúng.
