Những nền văn minh cổ đại bị lãng quên

Đối với nhiều người, lịch sử cổ đại là một màn trình diễn tay ba - Ai Cập, Rome và Hy Lạp. Đó là lý do tại sao mọi người dễ dàng có ấn tượng rằng ngoài 3 nền văn minh này, bản đồ thế giới cổ đại phần lớn chỉ là những khoảng trống. Nhưng trên thực tế đã có rất nhiều nền văn minh rực rỡ và đầy quyến rũ từng tồn tại.

Aksum

Vương quốc Aksum (hay Axum) là chủ đề của vô số huyền thoại. Bất kể nó là quê hương của nhân vật bí ẩn Prester John, là vương quốc đã biến mất của Hoàng hậu Sheba hay nơi đặt cuối cùng của Chiếc hòm Giao ước, Aksum từ lâu đã nằm trong trí tưởng tượng của người phương Tây.

Những nền văn minh cổ đại bị lãng quên
Vị trí của vương quốc Aksum. (Ảnh: mathildasanthropologyblog.wordpress.com)

Vương quốc ở Ethiopia này không phải là thần thoại, nó từng thực sự là một cường quốc về thương mại. Nhờ tiếp cận được cả sông Nile lẫn các tuyến đường giao thương ở Biển Đỏ, thương mại của Aksum rất phát đạt, và vào đầu Công nguyên, phần lớn người Ethiopia nằm dưới quyền cai trị của Aksum. Sức mạnh và sự thịnh vượng của Aksum cho phép họ mở rộng sang cả Arập. Vào thế kỷ thứ 3, một nhà triết học Ba Tư đã viết rằng Aksum là một trong 4 vương quốc lớn nhất thế giới, bên cạnh Rome, Trung Quốc và Ba Tư.

Aksum đã chấp nhận Cơ đốc giáo không lâu sau Đế chế La Mã và tiếp tục phát triển mạnh trong suốt đầu thời kỳ Trung Cổ. Nếu không phải vì đạo Hồi được mở rộng, Aksum đã có thể tiếp tục thống trị Đông Phi. Sau cuộc chinh phục bờ Biển Đỏ của người Arập, Aksum đã đánh mất lợi thế giao thương chính của mình vào tay những quốc gia láng giềng. Lẽ dĩ nhiên, họ chỉ có thể tự trách chính mình. Chỉ vài thập kỷ trước đó, vị vua của Aksum đã cho phép những người tin theo Thánh Muhammad tị nạn, do đó đã tạo điều kiện cho một tôn giáo phá hủy chính đế chế của mình.

Kush

Được người đời biết đến từ các nguồn thông tin Ai Cập cổ đại vì có rất nhiều vàng và các loại tài nguyên thiên nhiên đáng giá khác, Kush đã bị người láng giềng phương Bắc Ai Cập chinh phục và khai thác trong gần một nửa thiên niên kỷ (khoảng 1500 - 1000 trước Công nguyên). Nhưng nguồn gốc của Kush còn sâu xa hơn thế - các vết tích cổ từ năm 8000 trước Công nguyên đã được phát hiện ở khu vực kinh đô Kerma, và vào đầu những năm 2400 trước Công nguyên, Kush đã có một xã hội phức tạp và gắn kết cao độ với nền nông nghiệp trên quy mô lớn.

Những nền văn minh cổ đại bị lãng quên
Các kim tự tháp Kush. (Ảnh: forums.graaam.com)

Vào thế kỷ thứ 9 trước Công nguyên, sự bất ổn ở Ai Cập đã cho phép người Kush giành lại cho mình độc lập. Và một trong những cuộc xoay chuyển vận mệnh ngoạn mục nhất của lịch sử, Kush đã chinh phục Ai Cập vào năm 750 trước Công nguyên. Trong thế kỷ sau, một loạt các vị pharaoh của Kush đã cai trị một vùng lãnh thổ lớn hơn nhiều những người tiền nhiệm Ai Cập của họ. Chính những nhà cai trị của Kush đã phục hồi công cuộc xây dựng các kim tự tháp và đưa các công trình này sang Sudan. Người Kush cuối cùng đã bị quét khỏi Ai Cập bởi cuộc xâm lược của quân Assyrian, chấm dứt hàng thế kỷ trao đổi văn hóa Ai Cập và Kush.

Người Kush đã chạy trốn xuống phía Nam và tái lập đất nước của mình ở Meroe trên bờ đông nam của sông Nile. Tại Meroe, người Kush thoát khỏi vòng ảnh hưởng của Ai Cập và phát triển chữ viết của riêng mình, hiện được gọi là Meroitic. Loại chữ này vẫn còn là một bí ẩn và chưa được giải mã, mang theo bóng tối của phần lớn lịch sử Kush. Vị vua cuối cùng của Kush chết vào năm 200 sau Công nguyên, dù nguyên do vì đâu vương quốc của ông đi xuống và sụp đổ vẫn chưa có lời giải đáp.

Yam

Vương quốc Yam có lẽ đã tồn tại như là một đối tác buôn bán và đối địch với Vương quốc Ai Cập cổ, nhưng vị trí chính xác của nó vẫn khó đoán biết không khác gì thần thoại về lục địa Atlantis. Dựa trên những câu viết trên mộ của nhà thám hiểm Ai Cập Harkhuf, dường như Yam là một vùng đất của “hương trầm, gỗ mun, da báo, ngà voi và boomerang”.

Những nền văn minh cổ đại bị lãng quên
Tranh vẽ người Yam. (Ảnh: westshore.hs.brevard.k12.fl.us)

Bất chấp tuyên bố của Harhuf về những chuyến đi trên đất liền kéo dài hơn 7 tháng, các nhà Ai Cập học từ lâu đã xác định vùng đất của những chiếc boomerang chỉ cách sông Nile vài trăm dặm. Hiểu biết thông thường là không có cách nào người Ai Cập có thể băng qua dải đất khắc nghiệt của sa mạc Sahara. Cũng có những câu hỏi về điều người ta tìm được ở bên kia của Sahara. Nhưng có lẽ nó đã đánh giá thấp các thương nhân Ai Cập cổ đại, vì những chữ tượng hình mới được phát hiện gần đây cách sông Nile khoảng 700km về phía tây nam đã xác nhận sự tồn tại của việc giao thương giữa Yam và Ai Cập cũng như chỉ ra vị trí của Yam là phía bắc cao nguyên Chad.

Chính xác người Ai Cập đã băng qua hàng nghìn dặm trên sa mạc trước khi bánh xe ra đời và chỉ với những chú lừa thồ hàng vẫn còn là điều khó hiểu. Nhưng ít nhất điểm đến của họ không còn bị che giấu trong màn bí mật nữa.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News