Những nghề khó chịu nhất trong khoa học
Nhà vật lý học người Mỹ Wiliam Wid đã thu thập ý kiến của hơn 1.000 nhà khoa học và từ đó lập nên danh sách những chuyên môn khó chịu nhất trong lĩnh vực này.
Điểm danh những nghề khó chịu nhất trong khoa học
1. Người nếm thử mùi
Những người có khả năng đánh giá chất lượng mùi của thực phẩm làm việc trong các công ty mỹ phẩm, dược phẩm và thực phẩm. Đôi khi họ phải chấp nhận "hy sinh": hằng tuần không tắm rửa để kiểm tra xem mẫu nước thơm mới hoặc nước xịt nách có khử được mùi mồ hôi khó chịu không.
Nhà khoa học người Mỹ Michael Lewitt làm công việc phân tích những loại khí, do con người thải ra thường kỳ sau khi ăn. Lewitt đã sáng chế ra một thiết bị đặc biệt (một túi nhỏ bằng nhựa, gắn kín vào hậu môn) mà nhờ nó ông có thể giữ những khí thải ra trong một thời gian dài và lập ra được một bộ sưu tập khí cho mục đích khoa học. Nhà nghiên cứu dũng cảm này cho những người tình nguyện ăn các loại thực phẩm khác nhau, thu những khí mà họ thải ra vào các túi nhỏ, và dùng chính mũi của mình để đánh giá mùi của các mẫu. Bác sĩ Lewitt khẳng định rằng, việc phân tích thành phần khí trong tương lai gần sẽ cho phép chẩn đoán nhiều loại bệnh dạ dày và ruột.
Bác sĩ Lewitt (Ảnh: mlmug.org)
2. Thí nghiệm viên phân tích phân của các bệnh nhân bị kiết lỵ
Vào giữa những năm 1980, nhóm nghiên cứu ở Đại học công nghệ Virginia (Mỹ) đã tìm hiểu các vi khuẩn gây bệnh kiết lỵ. Để phục vụ việc này, họ phải nghiên cứu hàng chục nghìn mẫu phân của những người bệnh. Trong những năm 1990, họ đã thành lập hãng Techlab chuyên sản xuất thiết bị để thực hiện các xét nghiệm thích hợp và phân tích mẫu do các bác sĩ gửi đến. 30 nhân viên của hãng này hoàn toàn chỉ làm một việc là mở các hộp đựng phân, xem xét màu, mùi, độ chặt và tiến hành phân tích vi sinh.
3. Làm sạch các bộ xương
Các nhà khoa học và chuyên gia làm hình nhồi thường phải làm việc với các bộ xương, mà trước tiên là làm sạch thịt và máu trên đó. Để làm việc này, hoặc người ta sử dụng phương pháp luộc xương, hoặc đem xương bỏ ra ngoài trời để côn trùng "lo việc dọn dẹp". Trong cả hai trường hợp, họ đều phải chịu đựng mùi khủng khiếp.
4. Thí nghiệm viên phân tích tinh dịch động vật
Những nghiên cứu như vậy được tiến hành trong các phòng thí nghiệm sinh học, động vật học và di truyền. Mặc dù người làm thí nghiệm được trang bị nhiều thiết bị điện tử chuyên dụng, phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất vẫn là dùng tay kích thích để gây xuất tinh. Đối với một số cuộc thử nghiệm, cần làm sao để động vật không ở tình trạng bị gây ngủ hay gây mê. Những nhà khoa học phải làm việc với các động vật lớn (như voi, bò và sư tử) là vất vả hơn cả.
5. Nhà nghiên cứu muỗi
Các nhà sinh học và y học nghiên cứu các phương pháp chống bệnh sốt rét trong điều kiện thực tế, thường phải trả giá bằng chính máu mình. Họ để lộ một phần cơ thể, và cho muỗi anofel (truyền bệnh sốt rét) đốt.
Nữ nghiên cứu khoa học người Mỹ Helge Ziler trong vòng 20 năm đã tiến hành các nghiên cứu như vậy ở Brazil. Bà tính ra là trong điều kiện ở hiện trường trong một phút bà có thể bắt được (hay đập chết) 17 con muỗi. Về lý thuyết có thể thay thế người bằng động vật - loài cũng hấp dẫn đối với muỗi. Vật thay thế tốt nhất về mặt này là lợn. Nhưng ở nhiều nước, các tổ chức bảo vệ quyền của động vật vẫn đấu tranh với cách xử sự như vậy.
6. Nhà vi sinh nghiên cứu các vi khuẩn gây bệnh
Các mẫu vi khuẩn có khả năng gây bệnh nguy hiểm chết người, thường được giữ trong không gian cách ly đặc biệt. Các nhà nghiên cứu lại thường phải bước vào khu vực đó. Tình huống đặc biệt nguy hiểm nếu các vi khuẩn ở dạng lơ lửng trong không khí.
7. Thử nghiệm các không gian kín
Nghề nghiệp như vậy không được nêu trong các văn bản chính thức, tuy nhiên trong thực tế vẫn có những chuyên gia như vậy. Ví dụ, tại NASA, sau khi chế tạo tàu vũ trụ, các chuyên gia sẽ kiểm tra các thiết bị này về độ kín, khả năng bảo vệ và sự thuận tiện của tàu đối với con người. Để làm việc đó, họ phải sống trong khoang tàu hàng tuần liền, không hề bước ra ngoài, nghĩa là có một cuộc sống như các phi hành gia trên quỹ đạo. Đây cũng được xem là một trong những nghề khó chịu nhất.
8. Nhà xã hội học hình sự
Các chuyên gia về hình sự học thường phải nghiên cứu trong nhà tù. Thường việc phỏng vấn phạm nhân do các sinh viên tiến hành, diễn ra khi không có người bảo vệ. Người ta cho rằng khi nhìn thấy cai ngục, phạm nhân bị gò bó và không cởi mở. Việc tranh đấu cho sự trong sạch hoá các thử nghiệm khoa học đã dẫn đến chuyện nhiều người tiến hành phỏng vấn trở thành nạn nhân của những tên hiếp dâm ngay trong phòng giam.
9. Nhà động vật học chuyên tìm kiếm những loài quý hiếm
Một số loại chim hiếm và động vật nhỏ hiện nay có thể được coi là đã biến mất. Nhưng các nhà động vật học không muốn gạch tên chúng khỏi danh sách sinh vật. Do vậy, ví dụ ở quần đảo Hawaii có một đội đặc biệt tìm cách bắt những loại chim hiếm mà ít nhất trong hai chục năm qua người ta chưa hề thấy. Hàng ngày họ lên đường tìm kiếm chim và trở về với những chiếc lồng rỗng.
10. Đao phủ giết nhái
Tại nhiều khoa y - sinh học và nhiều phòng thí nghiệm người ta vẫn tiến hành thí nghiệm trên ếch nhái. Ví dụ nghiên cứu phản xạ của chúng và các đặc điểm của hệ thần kinh. Các nhân viên của những phòng thí nghiệm như vậy buộc phải gánh lấy trách nhiệm không lấy gì làm dễ chịu là thường xuyên phải giết cả trăm, nghìn con ếch.