Những người thích hải sản đang ăn hàng ngàn mảnh nhựa mỗi năm?

Nghiên cứu do Đại học Bỉ và Đại học Ghent (Bỉ) vừa tiến hành cho thấy những người thích hải sản không biết mình đang ăn hàng ngàn mảnh nhựa mỗi năm, theo hãng tin Sputnik.

Nghiên cứu chỉ ra một khẩu phần trai trung bình chứa 90 mảnh nhựa vụn. Điều này có nghĩa nếu ăn 2 khẩu phần mỗi tuần, bạn đang tiêu thụ 11.000 mảnh nhựa vụn mỗi năm.

Những người thích hải sản đang ăn hàng ngàn mảnh nhựa mỗi năm?
Rác trôi nổi ở vịnh Manila của Philippines.

“Chúng tôi chất đống hàng ngàn mảnh nhựa mà một người ăn hải sản thường xuyên tiêu thụ trong một năm và kết quả này thật sự gây sốc. Mọi người không muốn ăn bất kỳ mảnh nhựa nào, huống chi là một đống như thế”, nhà khoa học biển Adam Porter từ Đại học Exeter (Anh) khẳng định.

Một nghiên cứu độc lập do một nhóm nhà khoa học thuộc Đại học Exeter cũng đã phát hiện nhiều sợi nhựa đã được tìm thấy trong hầu hết hàng trăm con trai được kiểm tra. Khi ăn phải nhựa, con trai cố gắng tiêu hóa thay vì đẩy nó ra như chất thải và chất này sau đó tiếp tục được tiêu thụ bởi loài hải sản ăn phải con trai, theo tiến sĩ Tamara Galloway từ Đại học Exeter.

Theo nhà khoa học Porter, quan ngại lớn nhất là nhiều người thường ăn hải sản nguyên con.Chúng ta không làm sạch ruột, vốn là nơi chứa các mảnh nhựa. Khi chúng ta ăn nguyên con, chúng ta đang ăn bất cứ thứ gì mà loài hải sản đã ăn”, ông Porter nói rõ.

Các nhà khoa học hiện vẫn chưa rõ liệu mảnh nhựa vụn mà chúng ta ăn phải từ hải sản có đi qua ruột rồi vào các mô hay không nên cho rằng cần phải tiến hành thêm các cuộc nghiên cứu trước khi đưa ra kết luận liên quan đến mối đe dọa của nhựa đối với sức khỏe con người.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 25/03/2018
Núi băng trôi Nam Cực rộng 267km2 tiếp tục nứt vỡ

Núi băng trôi Nam Cực rộng 267km2 tiếp tục nứt vỡ

Núi băng trôi rộng gấp hơn 4 lần diện tích khu Manhattan của New York tách ra từ sông băng Pine Island, Nam Cực hai tháng trước đang vỡ thành nhiều mảnh nhỏ, Science Alert hôm qua đưa tin.

Đăng ngày: 06/12/2017
7 kỳ quan thiên nhiên của châu Phi

7 kỳ quan thiên nhiên của châu Phi

Trong khi nhân loại có 7 kỳ quan thế giới thì châu Phi cũng có 7 địa danh nổi tiếng. Chúng bao gồm sông Nile, núi lửa Kilimanjaro, thung lũng Great Rift, cánh đồng Serengeti, sa mạc Sahara, hồ Victoria và núi Bàn.

Đăng ngày: 05/12/2017
Hiện tượng

Hiện tượng "Mặt trời ma" hiếm gặp trên bầu trời Thụy Điển

Vầng hào quang xuất hiện khi ánh sáng Mặt Trời khúc xạ qua những dải mây ti ở độ cao gần 6.100m so với mặt đất.

Đăng ngày: 04/12/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News