Những nhà khoa học 'sinh nghề tử nghiệp'

Kiến trúc sư tạo nên tàu Titanic huyền thoại chìm xuống đáy đại dương cùng con tàu ngay trong cuộc hành trình đầu tiên, còn người sáng chế máy in quay qua đời sau khi đá vào máy.

Các nhà khoa học mang đến những sản phẩm và tri thức mới cho nhân loại, song nhiều người trong số họ lại mất mạng bởi phát minh của chính mình. Dưới đây là một số trường hợp đáng chú ý do Discovery News thống kê.

Marie Curie (Pháp)

Những nhà khoa học 'sinh nghề tử nghiệp'
Nhà khoa học Marie Curie (giữa) trong một bức ảnh được chụp tại Pháp. (Ảnh: wordpress.com)

Người phụ nữ đầu tiên trên thế giới đoạt giải Nobel là Marie Curie (1867 – 1934). Bà cũng là người đầu tiên giành được hai giải thưởng danh giá này. Marie Curie được ghi nhận là người phát hiện radi và poloni – hai nguyên tố có tính phóng xạ cao.

Theo Viện Curie, trong Thế chiến I, radong – chất khí do radi sinh ra – được Curie và giới khoa học sử dụng trong điều trị cho binh lính bị thương. Sau này, độc tính chết người của chúng mới được phát hiện.

Sau khi dành cả cuộc đời nghiên cứu các chất phóng xạ, sức khỏe của Marie Curie dần suy kiệt. Bà qua đời vào ngày 4/7/1934 ở tuổi 66. Tại thời điểm đó, người ta cho rằng Curie mất là bởi chứng thiếu máu (cơ thể không tạo đủ huyết cầu) – bệnh tủy xương ngừng sản xuất tế bào máu. Ngày nay, nguyên nhân cái chết của bà đã được xác định là do phơi nhiễm chất phóng xạ.

Thomas Andrews (Ireland)

Những nhà khoa học 'sinh nghề tử nghiệp'
Ảnh: titanicnorden.com

Thomas Andrews (1837-1912) là một chuyên gia đóng tàu đầy trách nhiệm. Ông là một trong những kiến trúc sư tạo nên con tàu Titanic huyền thoại. Andrews có mặt trong chuyến vượt biển đầu tiên của Titanic và đã ra đi cùng công trình của mình vào ngày 15/4/1912.

Horace Lawson Hunley (Mỹ)

Những nhà khoa học 'sinh nghề tử nghiệp'
Tàu ngầm chạy bằng tay do Horace Lawson Huntley sáng chế. (Ảnh: Discovery)

H.L. Hunley (1823-1863) là một luật sư và kỹ sư hàng hải làm việc cho quân đội thuộc phe miền nam trong cuộc Nội chiến Mỹ (1861 – 1865). Ông nổi tiếng vì đã chế tạo ra tàu ngầm trong thời kỳ này.

Vì phát minh của ông không đủ độ an toàn nên 5 trong số 9 thành viên trên tàu đã thiệt mạng trong chuyến vận hành đầu tiên. Trong lần hoạt động thứ hai nhằm phá vỡ sự phong tỏa của phe miền Bắc ở cảng Charleston, Hunley cũng có mặt trên tàu. Lần này, tất cả các thành viên trong đoàn đã chết, trong đó có cả Hunley.

Quân đội miền Nam đã sửa chữa lại chiếc tàu ngầm và thực hiện chuyến đi lần thứ ba. Lần này họ thành công. Theo tổ chức The Friends of the Hunley, sau khi làm chìm một tàu của phe miền Bắc, chiếc tàu ngầm đã bị đắm một cách khó hiểu. 132 năm sau, con tàu được tìm thấy dưới đáy Đại Tây Dương, ngay ngoài cảng Charleston.

Alexander Bogdanov (Nga)

Những nhà khoa học 'sinh nghề tử nghiệp'
Một bức chân dung của Alexander Bogdanov. (Ảnh: Wikipedia)

Không nhiều người biết đến cái tên Alexander Bogdanov (1873-1928), nhưng phương pháp điều trị bệnh mà ông tìm ra lại được cả thế giới biết đến. Đó là phương pháp truyền máu.

Bogdanov làm việc trên nhiều cương vị khác nhau: nhà kinh tế học, giáo sư, nhà vật lý học. Theo Viện Alexander Bogdanov, ông dùng chính cơ thể mình để thí nghiệm việc truyền máu với hy vọng tìm ra một phương pháp giúp con người trẻ mãi. 11 lần truyền máu trước đó đã thành công, nhưng lần thứ 12 đã lấy đi sinh mạng của Bogdanov.

Tới nay các nhà khoa học vẫn tranh cãi về nguyên nhân cái chết của Bogdanov. Có giả thiết cho rằng ông chết vì máu chứa mầm bệnh, không hợp nhóm máu, thậm chí tự sát.

William Bullock (Mỹ)

Những nhà khoa học 'sinh nghề tử nghiệp'
Ảnh: taringa.net

William Bullock (1813-1867) đã phát minh ra máy in quay Bullock. Nhiều tài liệu ghi lại rằng ông đã đá chiếc máy và chân bị mắc kẹt vào động cơ. Vết thương của Bullock bị nhiễm trùng và không lâu sau ông đã qua đời do chân bị hoại tử.

Jimi Heselden (Anh)

Những nhà khoa học 'sinh nghề tử nghiệp'
Ảnh: opposingviews.com

Triệu phú Jimi Heselden (1948-2010) là chủ sở hữu công ty Hesco Bastion sản xuất loại xe điện tự hành Segway. Ông thiệt mạng trong vụ tai nạn trên một chiếc Segway. Heselden rơi xuống sông từ một mỏm đá trong khi đang đi dạo trên chiếc xe của ông vào cuối tháng 9.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhà vật lý thiên tài Stephen Hawking yên nghỉ giữa Darwin và Newton

Nhà vật lý thiên tài Stephen Hawking yên nghỉ giữa Darwin và Newton

Hàng ngàn người đã tập trung tại buổi lễ tưởng niệm ở tu viện Westminster vào ngày 15/6 để bày tỏ lòng kính trọng tới nhà vật lý thiên tài Stephen Hawking.

Đăng ngày: 20/06/2018
Kết quả họp báo NASA: Tìm ra dấu vết của sự sống trên sao Hỏa trong quá khứ, và có thể bây giờ vẫn còn

Kết quả họp báo NASA: Tìm ra dấu vết của sự sống trên sao Hỏa trong quá khứ, và có thể bây giờ vẫn còn

Như đã đưa tin thì mới đây, NASA đã tổ chức họp báo công bố một phát hiện quan trọng đến từ robot tự hành Curiosity trên sao Hỏa

Đăng ngày: 08/06/2018
Cách xem họp báo gấp của NASA về

Cách xem họp báo gấp của NASA về "một phát hiện rất lớn" trên sao Hỏa đêm 7/6/2018 Online

Mới đây, trang chủ của NASA đưa ra thông báo rằng họ đã có "một phát hiện rất lớn" trên sao Hỏa, và sẽ gấp rút tổ chức một cuộc họp báo để hé lộ nó.

Đăng ngày: 07/06/2018
NASA sắp công bố phát hiện mới về sự sống trên sao Hỏa

NASA sắp công bố phát hiện mới về sự sống trên sao Hỏa

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) sẽ tổ chức họp báo vào 1 giờ sáng ngày 8/6 theo giờ Việt Nam nhằm chia sẻ phát hiện mới nhất về sao Hỏa, theo Express.

Đăng ngày: 06/06/2018
Ba nhà khoa học giành giải Tạ Quang Bửu được vinh danh

Ba nhà khoa học giành giải Tạ Quang Bửu được vinh danh

Ba tác giả đều có công trình xuất sắc công bố quốc tế và đóng góp quan trọng cho khoa học Việt Nam.

Đăng ngày: 18/05/2018
Hai nhà khoa học đoạt giải Nobel tới Việt Nam

Hai nhà khoa học đoạt giải Nobel tới Việt Nam

Giáo sư giải Nobel Vật lý 1999 và Nobel Kinh tế 2004 vừa đến Bình Định để dự hội thảo Khoa học vì sự phát triển.

Đăng ngày: 09/05/2018
Ba nữ sinh lớp 11 lập kỷ lục tại cuộc thi của NASA

Ba nữ sinh lớp 11 lập kỷ lục tại cuộc thi của NASA

Đây cũng là đội thi gồm toàn nữ sinh da màu duy nhất tiến sâu được đến thế trong cuộc thi này.

Đăng ngày: 07/05/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News