Những phát minh khoa học viễn tưởng trở thành hiện thực
Những phát minh trong loạt phim Star Wars về đề tài khoa học viễn tưởng như gươm ánh sáng, du hành xuyên vũ trụ, người máy thông minh đã trở thành hiện thực nhờ các thành tựu khoa học.
Hành tinh ngoài hệ Mặt Trời (Exoplanet)
Bối cảnh của Star Wars là một vũ trụ mở với vô vàn thiên hà và các hành tinh cùng tồn tại. Tuy nhiên khi phần đầu tiên của phim trình chiếu năm 1977, chưa ai biết đến sự tồn tại của một hành tinh nào khác ngoài những hành tinh xoay quanh Mặt Trời. Năm 1995 các nhà khoa học mới chính thức tìm ra hành tinh đầu tiên nằm bên ngoài hệ Mặt Trời của chúng ta. Hiện tại, hơn 2.000 hành tinh ngoài hệ Mặt Trời đã được phát hiện.
Ảnh: NASA/JPL-Caltech.
Siêu không gian (Hyperspace)
Trong Star Wars, các phi thuyền di chuyển giữa các hệ sao cách nhau nhiều năm ánh sáng chỉ trong tích tắc bằng cách đi vào siêu không gian, một lối tắt giữa những điểm rất xa trong vũ trụ. Thực tế, việc du hành xuyên qua siêu không gian là hoàn toàn có cơ sở khoa học, theo Eric Davis, một chuyên gia về lĩnh vực này tại Viện nghiên cứu cao cấp ở Austin, Mỹ.
Dựa vào lý thuyết về không - thời gian có thể bẻ cong của Einstein, hai điểm rất xa nhau trong vũ trụ có thể được kéo lại gần nhau thông qua một lối tắt gọi là lỗ sâu (wormhole). Để tạo ra lỗ sâu này cần sử dụng năng lượng âm. Các nhà khoa học cũng chứng minh thành công sự tồn tại của năng lượng âm thông qua hiệu ứng Casimir, hiệu ứng hai tấm gương đặt trong chân không tự di chuyển về phía nhau.
Ảnh: LucasFilms.
Phi thuyền (Speeder)
Một phát minh khác trong Star Wars sắp thành hiện thực là phi thuyền cá nhân. Hiện tại, nhiều công ty đang nỗ lực chế tạo và đưa vào sử dụng loại phương tiện mới có tên hoverbike giống hệt những phi thuyền trong phim. Công ty Aerofex có trụ sở tại California, Mỹ, đang phát triển Aero-X, một phương tiện được mô tả là chiếc ván lướt có khả năng điều khiển tương tự xe máy. Aero-X di chuyển ở độ cao khoảng ba mét và đạt vận tốc 72 km/h. Trong khi đó, chiếc hoverbike của Malloy Aeronautic, một công ty của Anh dự kiến có thể di chuyển với vận tốc 274 km/h và ở độ cao như máy bay trực thăng.
Ảnh: Aerofex.
Người máy thông minh (Droid)
Người máy thông minh là một phần không thể thiếu trong phim Star Wars cũng như điện ảnh khoa học viễn tưởng. Chúng thường đóng vai trò như phụ tá, phi công, kỹ sư và cả binh lính. Ngày nay, nhiều ứng dụng của người máy thông minh trong đời sống như máy bay không người lái, xe tự hành hay trợ lý robot trong phẫu thuật trở nên ngày càng phổ biến.
Ảnh: Disney/LucasFilms.
Gươm ánh sáng (Lightsaber)
Thanh gươm ánh sáng là một biểu tượng của Star Wars, đồng thời cũng là phát minh khó trở thành hiện thực nhất. Từ lâu, các nhà khoa học biết rằng hạt photon cấu tạo nên ánh sáng không có khối lượng, cũng không tương tác với bất kỳ vật chất nào khác. Vì vậy, những màn đấu gươm trong phim dường như là bất khả thi ngoài đời thực.
Năm 2013, một nhóm nghiên cứu của Đại học Havard và Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Mỹ, đã chứng minh được khi các hạt photon đi xuyên qua đám mây nguyên tử siêu lạnh, chúng tương tác với nhau tạo thành những phân tử. "Trong một chừng mực, có thể so sánh chúng với thanh gươm ánh sáng", Mikhail Lukin, giáo sư vật lý của Đại học Havard, nhận xét.
Chùm tia hút (Tractor beam)
Một ứng dụng khác của ánh sáng rất thú vị trong phim là chùm tia hút dùng để bẫy, bắt giữ hay di chuyển các vật thể. Từ năm 2010, các nhà khoa học bắt đầu tạo ra chùm tia laser có khả năng hút hoặc đẩy các hạt nhỏ. Năm 2014, một kỷ lục được các chuyên gia tại Đại học Quốc gia Australia xác lập khi sử dụng một chùm tia laser để nâng một quả cầu thủy tinh lên cao đến 20 cm.
Ảnh: Stuart Hay.
Trong khi đó, một nhóm nghiên cứu tại đại học Bristol, Anh, lại sử dụng sóng âm thanh để di chuyển đồ vật. Bằng cách tính toán độ dao động của sóng âm, cả nhóm tạo ra một vùng áp thấp phản trọng lực để nâng các quả bóng nhựa lơ lửng giữa không trung. Quả bóng có thể được đẩy, kéo hoặc quay vòng chỉ cần thông qua điều chỉnh sóng âm.

Có tới 12 loại cầu vồng và không phải lúc nào cũng có đủ 7 màu cơ bản
Hồi nhỏ đi học chúng ta đã được dạy là cầu vồng hình thành khi các hạt nước trong không khí hoạt động như một cái lăng kính nhỏ, uốn, chia tách ánh sáng từ Mặt Trời và khi có đủ nước, đủ ánh nắng thì chúng ta có một quan cảnh rực rỡ với 7 màu sắc đẹp mắt.

Lịch sử phát triển xe đạp
Xe đạp là một phương tiện giao thông có lịch sử phát triển lâu đời và trước tình hình chi phí nhiên liệu leo thang, người ta lại tìm về với xe đạp như một giải pháp vừa tiết kiệm.

Những con số thú vị về chiều cao trung bình trên thế giới
Chiều cao trung bình của các quốc gia trên thế giới đó là 177 cm đối với nam và 163,7 cm đối với nữ.

Phân loại các lò phản ứng hạt nhân
Có rất nhiều cách để phân loại lò phản ứng hạt nhân, trong đó cách phân loại phổ biến nhất là dựa vào các chất làm chậm và chất truyền nhiệt sử dụng trong lò phản ứng.

Bí kíp cực hay giúp bạn thoát khỏi đầm lầy
Nếu chẳng may bạn rơi xuống đầm lầy và phát hiện hai chân các bạn đang bị lún dần thì không được vội vàng rút chân hoặc vùng vẫy, vì càng vùng vẫy thì càng bị lún nhanh hơn và cũng mau chóng tiêu hao sức lực hơn.

Vì sao bạn hát dở, hay thậm chí không biết hát?
Mọi người có co rúm người lại khi bạn hát không? Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, trong hai mươi người thì chỉ có 1 người thật sự mắc chứng không phân biệt được nốt nhạc hay chứng amusia.
