Những quan niệm sai lầm thường thấy về chì trong son môi

Một số màu son chứa lượng chì cao hơn các màu khác. Sắc hồng chứa lượng chì cao nhất, theo đó là sắc tím và tiếp đến là đỏ.

Quan niệm sai lầm về chì trong son môi

Các nhà khoa học cho rằng nhiều chất khoáng sử dụng để làm nhạt sắc đỏ thành hồng và tím có thể đã góp phần làm tăng lượng chì trong mỹ phẩm.

Nhưng, lượng chì này có đủ làm hại bạn?

Sự thật: Chì không chỉ có trong mỹ phẩm

John Bailey - Phó Chủ tịch khoa học toàn cầu của Hiệp hội Mỹ phẩm, Dụng cụ vệ sinh cá nhân và Nước hoa (Cosmetic, Toiletry and Fragrance Association) khẳng định rằng: lượng chì trung bình một người phụ nữ tiếp xúc qua việc sử dụng mỹ phẩm chỉ bằng 1/1000 lượng chì mà người đó tiếp xúc qua việc ăn, uống và hít thở hàng ngày.

Thật vậy, chì là một chất có mặt ở khắp mọi nơi xung quanh bạn bao gồm bụi bẩn, đất, nước, thực phẩm…

Việc chì có mặt trong son môi cũng là một điều khó tránh khỏi do các màu đỏ và hồng sử dụng trong mỹ phẩm và kể cả trong tự nhiên vốn dĩ đã có chứa chì.

Nếu là một nhà khoa học với những đồ nghề chuyên dụng, bạn có thể tìm ra chì ngay cả trong những củ cà rốt đỏ ngọt bạn đang ăn.

Những quan niệm sai lầm thường thấy về chì trong son môi
Lượng chì trong son môi chẳng đáng để bạn lo ngại

Tuy nhiên, chì trong các loại mỹ phẩm nói chung và trong son môi nói riêng thường không được các nhà sản xuất liệt kê trong bảng thành phần.

Không phải họ trốn tránh. Lý do chỉ đơn giản là không có một công ty mỹ phẩm nào trực tiếp đổ chì vào các sản phẩm của họ.

Bởi xét về mọi mặt, việc sử dụng chì không mang lại bất cứ lợi ích nào cho cả nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng.

“Chì trong mỹ phẩm” mà chúng ta hay nhắc đến cần được hiểu rõ là chì trong phẩm màu được dùng để làm mỹ phẩm.

Và như đã nói, hầu hết những thứ có màu hồng và đỏ trong phẩm màu hay trong tự nhiên đều đã chứa chì.

Chì trong son môi, chẳng đáng để lo

Hiệp hội dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) kiểm soát rất chặt chẽ lượng chì trong phẩm màu sử dụng để điều chế son.

Mức phẩm màu được phép dùng cho son là dưới 20ppm (khoảng 20 miligram chì trên mỗi kilogram son, tương đương 20 phần triệu).

Theo công bố năm 2011 của FDA về 400 loại son chứa lượng chì cao nhất, cây son đầu bảng cũng chỉ chứa hàm lượng chì là 7.19ppm, như vậy cả 400 cây son này vẫn tuyệt đối nằm trong vùng an toàn.

Trung bình mỗi kilogram son môi sản xuất ra thị trường chỉ chứa khoảng 1 miligram chì.

Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta phải “ăn” hết sạch hàng nghìn thỏi son mới tích lũy nổi một lượng chì mà khả năng gây ra các ảnh hưởng đến sức khỏe của nó vẫn là rất hy hữu.

Vậy nên bạn có thể tin vào kết luận cuối cùng này của FDA: lượng chì trong son môi không được coi là một mối lo ngại về sức khỏe và chưa từng có trường hợp sức khỏe nào bị ảnh hưởng do sử dụng son môi nói riêng hay mỹ phẩm nói chung.

Hãy cứ yên tâm làm đẹp đi.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News