Những sai lầm thường gặp khi chống đẩy

Chống đẩy về cơ bản rất dễ thực hiện, ai cũng làm được. Nhưng khi chống đẩy thì hầu hết mọi người đều mắc các lỗi nhỏ nhặt, có thể gây chấn thương. Những lỗi này khá phổ biến và dễ sửa khi bạn phát hiện ra chúng.

Nhiều người có thể chống đẩy rất nhanh, khỏe nhưng lại chỉ xuống nửa chừng rồi lên, mhư vậy là chỉ có nửa hiệu quả. Do đó dù bạn hít đất 10 hay 20 cái thì nhiều khả năng bạn đang tự gian lận mà không biết.


Khi chống đẩy thì lưng, đầu và mông phải thẳng hàng, giữ đầu gối thẳng.

Không đủ áp lực cho cơ thể

Khi chống đẩy thì lưng, đầu và mông phải thẳng hàng; giữ đầu gối thẳng. Toàn bộ các bộ phận này phải nằm trên một đường thẳng. Nếu để hông sà xuống thì chẳng khác gì bạn đang gian lận. Nói cách khác, bạn không sử dụng các nhóm cơ chính ở đúng mức cần thiết. Chính những nhóm cơ này giữ cho cơ thể bạn một tư thế vững chắc. Để dùng chúng, hãy nghĩ về việc gồng cơ bụng (như khi bạn cười chẳng hạn) cũng như cơ mông. Nếu không giữ được áp lực này sau mỗi chuyển động thì bạn nên tập các kiểu dễ hơn, như đặt đầu gối xuống khi hít đất.

Quá chú trọng vào số lượng

Thay vì phải đạt một con số nhất định, khi hít đất bạn nên cố hết sức có thể trong mỗi lần thực hiện. Không phải ai cũng có vai và cổ tay khỏe để cho mũi chạm đất được, nhưng nếu bạn có thể, hãy hạ người xuống đến mức ngực gần chạm xuống đất. Sau đó khi đẩy lên, bạn hãy tưởng tượng như mình đang đẩy cả mặt đất đi như trong video dưới.

Việc thở cũng rất quan trọng. Hãy nhớ hít vào khi xuống và thở mạnh ra khi lên.

Nếu làm được những điều trên thì bạn đã chống đẩy đúng cách rồi đấy. Để đạt hiệu quả cao nhất bạn cần tập chậm và chắc chắn. Nên nhớ, số lượng không phải là tất cả.

Bỏ qua vị trí của khuỷu tay

Nhiều người khi chống đẩy cố gắng làm sao cho khuỷu tay chĩa ra hai bên, khi nhìn từ trên xuống tay và thân người tạo thành một chữ T. Tuy nhiên điều này là không nên, vì khi làm như vậy thì ngực và bắp tay sau (triceps) lại hoạt động ít hơn, đồng thời gây thêm áp lực cho vai.

Khi khuỷu tay tạo với cơ thể một góc từ 35-45 độ thì đó là điều kiện lý tưởng nhất. Thay đổi nhỏ này lập tức cho bạn nhiều lực đẩy hơn, khả năng vận động cơ tốt với ít áp lực lên khớp hơn. Bạn cần làm sao cho người giống hình mũi tên: cơ thể và chân thẳng, còn 2 tay tạo ra 2 cạnh của mũi tên.

Không chú ý vào bàn tay


Chỗ đặt tay cũng rất quan trọng khi chống đẩy.

Chỗ đặt tay cũng rất quan trọng khi chống đẩy. Đối với nhiều người, sai lầm lớn nhất đó là 2 bàn tay chĩa vào nhau. Cách đặt tay thay đổi vị trí của khuỷu tay, khiến chúng xòe ra và ảnh hưởng tới việc vận động cơ. Hãy để các ngón tay chĩa về phía trước và tưởng tượng rằng mình đang "tách đôi mặt đất ra". Điều này giúp giữ cho khuỷu tay gần với 2 bên thân hơn.

Ngoài lỗi vừa nêu trên, người tập cũng thường mắc một lỗi khác đó là để bàn tay quá gần nhau. Bàn tay càng gần nhau thì bắp tay sau càng hoạt động nhiều hơn ngực. Nếu bạn muốn như vậy thì không sao; nhưng nếu chỉ chống đẩy bình thường thì bạn nên để 2 bàn tay xa nhau ra, tốt nhất là khoảng cách giữa chúng bằng với độ rộng của vai.

Lỗi bị cổ sà

Hiện tượng này xảy ra khi ngực và cánh tay bắt đầu mỏi, khiến cổ sà xuống mặt đất. Tư thế này không những xấu mà nó còn khiến cột sống của bạn dễ bị vẹo, tăng nguy cơ chấn thương.

Cách khắc phục: Luôn giữ cho người thẳng khi tập luyện, không nên tập quá sức, rèn luyện dần để cơ thể dần thích nghi với quá trình thay đổi.

Trong tập luyện, chắc hẳn ai cũng mắc lỗi thường gặp khi chống đẩy, tuy nhiên việc biết sai và sửa sai kịp thời sẽ giúp quá trình luyện tập đạt hiệu quả cao hơn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Lịch sử tình dục của loài người

Lịch sử tình dục của loài người

Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Đăng ngày: 24/03/2025
Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Đăng ngày: 22/03/2025
Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).

Đăng ngày: 19/03/2025
Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn

Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn

Hôn người khác có thể kéo đến từ những bệnh nhẹ như herpes miệng đến vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm màng não do virus hoặc quai bị.

Đăng ngày: 18/03/2025
Các loại hạt có lợi ích sức khỏe vi diệu nên bổ sung trong ngày Tết

Các loại hạt có lợi ích sức khỏe vi diệu nên bổ sung trong ngày Tết

Tết này thay vì ăn nhiều bánh kẹo, bạn nên tích cực thưởng thức những loại hạt rất tốt cho sức khỏe để tránh bị tăng cân, mệt mỏi.

Đăng ngày: 18/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News