Những sinh vật kỳ dị tại "núi lửa" dưới đáy biển

Viện Nghiên cứu nước và khí quyển quốc gia New Zealand (NIWA) vừa công bố phát hiện những sinh vật kỳ lạ tại khu vực rãnh Kermadec thuộc vùng biển phía bắc nước này, tạp chí National Geographic đưa tin.

Các nhà nghiên cứu của NIWA thực hiện cuộc thám hiểm trong 3 tuần tại độ sâu từ 700 - 1.500m ở 4 môi trường sống biển khác nhau từ miệng phun thủy nhiệt cho tới núi lửa dưới biển, dốc lục địa (continental slope) và cả hẻm núi dưới biển trong phạm vi khoảng 10.000km2 thuộc rãnh Kermadec.

Theo trang niwa.co.nz, hiện có khoảng 50 núi lửa dưới biển trải dài dọc theo rãnh Kermadec. Đó là một đặc tính quan trọng ở vùng biển Tây Thái Bình Dương, trải dài gần 1.500km tới rìa vùng đặc quyền kinh tế của New Zealand - nằm ở phía đông bắc quần đảo Kermadec.

Còn các miệng phun thủy nhiệt - nằm cạnh các núi lửa dưới biển thường phun ra dòng nước được hâm nóng bởi địa nhiệt. Đây nơi trú ngụ của nhiều cộng đồng sinh vật phức tạp được nuôi dưỡng bởi các chất hóa học hòa tan trong vùng nước này.

Những sinh vật kỳ dị tại núi lửa dưới đáy biển
Giun biển Polychaete được tìm thấy tại độ sâu 1.200m, vùng biển phía bắc New Zealand.

“Cuộc khảo sát biển này thật thú vị khi chúng tôi phát hiện các loài sinh vật kỳ lạ trong quá trình quay phim dưới nước và thu thập những mẫu sinh vật tại miệng phun thủy nhiệt Tangaroa cũng như tại các môi trường sống khác ở rãnh Kermadec”, nhà sinh vật học Malcolm Clark, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết.

Nhóm nghiên cứu đã thu thập được hàng ngàn mẫu sinh vật, trong số này có khoảng 10% được tin là các loài mới đối với giới khoa học hoặc mới phát hiện tại New Zealand.

“Nhìn tổng thể, chúng tôi phát hiện các cộng đồng sinh vật và đa dạng sinh học tại 4 môi trường sống ở biển nêu trên là khác nhau”, tiến sĩ Clark cho biết thêm qua email với National Geographic. Ông Clark tiết lộ mục đích của cuộc thám hiểm là: "để biết được những sinh vật biển nào sống tại đó và từ đây nghiên cứu chúng dễ bị tổn thương như thế nào từ những hoạt động của con người như đánh bắt cá hay khai thác khoáng sản đại dương”.

Dưới đây là những sinh vật kỳ lạ được phát hiện tại khu vực rãnh Kermadec, vùng biển New Zealand:

Những sinh vật kỳ dị tại núi lửa dưới đáy biển
Tôm Uroptychus, sống tại độ sâu từ 650m - 1.400m.

Những sinh vật kỳ dị tại núi lửa dưới đáy biển
Những con “sao biển rắn” màu vàng Asteroschema bidwillae tại độ sâu 1.220m.

Những sinh vật kỳ dị tại núi lửa dưới đáy biển
Một loài mực tại độ sâu 900m.

Những sinh vật kỳ dị tại núi lửa dưới đáy biển
Cua lông rậm Trichopeltarion janetae tại độ sâu 900m.

Những sinh vật kỳ dị tại núi lửa dưới đáy biển
Loài san hô hình dạng chén Stephanocyathus platypus tại độ sâu 1.000m.

Những sinh vật kỳ dị tại núi lửa dưới đáy biển
Sứa biển sâu Atolla sống tại độ sâu 1.500m.

Những sinh vật kỳ dị tại núi lửa dưới đáy biển
Cá rồng đen Idiacanthus.

Những sinh vật kỳ dị tại núi lửa dưới đáy biển
Một loài sên biển mới tại độ sâu 1.250m.

Tham khảo: Nationalgeographic

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những loài sên biển đẹp ngỡ ngàng dưới lòng đại dương

Những loài sên biển đẹp ngỡ ngàng dưới lòng đại dương

Những loài sên biển mang đủ hình thù kỳ quái, màu sắc sặc sỡ khiến nhiều người cho rằng chúng chính là bằng chứng về các sinh vật ngoài hành tinh đang hiện diện trên Trái đất.

Đăng ngày: 26/05/2019
Cá mú quái vật nặng 2 tạ nuốt chửng cá mập trước mặt ngư dân Mỹ

Cá mú quái vật nặng 2 tạ nuốt chửng cá mập trước mặt ngư dân Mỹ

Theo Fox News, một nhóm các ngư dân ở thành phố Everglades, bang Florida, Mỹ, có cơ hội chứng kiến con mú tặng 2 tạ ăn thịt cá mập trong chớp nhoáng.

Đăng ngày: 20/07/2018
Bãi cát trắng tuyệt đẹp ở Hawaii thực chất chỉ là... phân cá?

Bãi cát trắng tuyệt đẹp ở Hawaii thực chất chỉ là... phân cá?

Các vùng biển nhiệt đới từ lâu đã nổi tiếng với cảnh quan đẹp tuyệt vời với bãi cát trắng sáng và làn nước biển trong lành mát rượi.

Đăng ngày: 20/07/2018
Cận cảnh cá mập xé xác cá voi khổng lồ ngay giữa khu lướt sóng

Cận cảnh cá mập xé xác cá voi khổng lồ ngay giữa khu lướt sóng

Một người lướt sóng đã phải cảnh báo về sự hiện diện của cá mập, khuyên những người khác không nên xuống nước.

Đăng ngày: 18/07/2018
Vì sao khi chết đi rồi, cá voi vẫn có ích đến hàng chục năm sau?

Vì sao khi chết đi rồi, cá voi vẫn có ích đến hàng chục năm sau?

Ước tính hàng năm, trong mỗi đợt di cư sẽ có khoảng 70 ngàn con cá voi chết đi. Nhưng sau đó, thịt, mỡ và xương của chúng chính là nguồn sống cho nhiều loài sinh vật khác.

Đăng ngày: 17/07/2018
Cá heo dạt vào bờ, sơ cứu ra sao?

Cá heo dạt vào bờ, sơ cứu ra sao?

Nghiên cứu sinh tiến sĩ Vũ Long - người thành lập Mạng lưới thú biển Việt Nam, chia sẻ 6 bước cần thiết để sơ cấp cứu cá heo một cách khoa học, vừa đảm bảo an toàn cho bản thân và con vật.

Đăng ngày: 17/07/2018
Ngộ nghĩnh cá thằn lằn, mực đuôi ngắn dưới đáy biển

Ngộ nghĩnh cá thằn lằn, mực đuôi ngắn dưới đáy biển

Tàu Okeanos Explorer của NOAA (cơ quan quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ) vừa kết thúc nhiệm vụ thám hiểm những khu vực biển ít được nghiên cứu tại khu vực Đông Nam nước Mỹ.

Đăng ngày: 16/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News