Những sinh vật ở thế giới ngầm
Cuộc nghiên cứu kéo dài bốn năm ở những vùng xa xôi của Australia đã giúp các nhà khoa học khám phá 850 loài sinh vật sống dưới lòng đất. Chúng tiến hóa trong những môi trường riêng biệt và thường không có mắt.
Những loài sinh vật kỳ lạ trong lòng đất
Ốc sên sống dưới mặt đất thuộc họ Hydrobiidae. Chúng sống ở những tầng ngậm nước trung tâm Australia..
Loài ốc sên dài khoảng 1,3cm này là một trong số 850 loài không xương sống vừa được phát hiện sau một cuộc nghiên cứu dài 4 năm về vùng hoang mạc xa xôi của Úc.
Loài lươn không có mắt, và chúng cũng không cần đến giác quan này khi sống trong ngôi nhà dưới lòng đất của mình. Đây là đặc trưng thường thấy ở phần lớn các sinh vật thế giới ngầm được phát hiện tại Úc.
Được tìm thấy ở tầng ngậm nước dọc theo dãy núi Cape Rande, loài lươn kì lạ có chiều dài 40cm đã trở thành sinh vật dài nhất dưới lòng đất được biết đến ở Úc.
Thích ứng một cách dị thường để sống ở những suối ngầm, loài giáp xác mới thuộc họ Austrochiltonia chỉ được tìm thấy ở vịnh Great Artesian tại Nam Australia.
Những nhà khoa học cho biết tạo vật nhỏ bé này có nguy cơ bị tuyệt chủng bởi sự ô nhiễm của những con suối bản địa do việc khai mỏ và nông nghiệp.
Loài bọ cạp không độc với đôi chân có móc được tìm thấy tại khoảng không bên trên mặt nước ngầm ở tầng ngậm nước.
Loài vật này chỉ dài khoảng 3mm và là một trong số những loài thuộc lớp nhện có bề ngoài giống bọ cạp.
Loài côn trùng thuộc họ Hemipteran này vẫn còn nhỏ và dài chỉ khoảng 3mm. Đây là một loài có hại cho thực vật vì chúng hút nhựa của những rễ cây dưới mặt đất.
Lại thêm một loài không mắt, cá hang động Milyeringa veritas cư ngụ tại tầng ngậm nước của dãy Cape Range.
Đây là loài cá mù duy nhất được biết đến tại Australia, nó có chiều dài khoảng 5cm. Cá mù là một loại có khả năng thích ứng đáng kinh ngạc, nó có thể sống ở nước ngọt hay vùng nước mặn dưới lòng đất miền duyên hải.
Các nhà khoa học đã tìm thấy một loài thuộc lớp nhện ở vùng đồng cỏ khô hạn phía Tây Australia. Các nhà khoa học đã kinh ngạc vì từng nghĩ rằng loài này chỉ tồn tại ở những vùng rừng nhiệt đới.
Loài giáp xác Phreatomerus latipes trước đây được cho là mẫu duy nhất, tuy nhiên nó thật sự phân chia thành tám mẫu khác nhau tùy thuộc vào môi trường nước ngầm riêng biệt ở Nam Australia.
Nhiều loài trong số 850 loài được khám phá tại Australia trong cuộc nghiên cứu 4 năm tiến hóa trong những hang nhỏ và nước ngầm riêng biệt. Theo các nhà khoa học, có khả năng những loài này đã ẩn náu dưới lòng đất sau khi vùng Trung và Nam Australia bị khô hạn cách đây khoảng 15 triệu năm.
Khám phá mới đã mở ra một “cửa sổ kì thú” để thấy những thay đổi khí hậu trong quá khứ và sự tiến hóa của các sinh vật.
Ba mẫu bọ nước mù không cánh thuộc họ Dytiscidae (trong ảnh từ trái sang Paroster macrosturtensis, Paroster mesosturtensis, và Paroster microsturtensis) sống tại vùng nước ngầm tại Tây Australia.
Các nhà khoa học cho biết, ấu trùng của loài này là “những dã thú hung tợn”, chúng không chỉ ăn các loài giáp xác nhỏ hơn mà còn ăn lẫn nhau.