Những sự thật thú vị về các bộ lạc Mỹ da đỏ

Người Mỹ da đỏ có nhiều bộ lạc khác nhau với nền văn hóa và truyền thống đặc sắc, nhưng lại ít được nhắc tới.

Kể từ thời xa xưa, người Mỹ bản địa (hay còn gọi là thổ dân da đỏ, người Anh-điêng) đã sinh sống trên lục địa Bắc Mỹ, từ phía bắc Alaska đến bờ vịnh Florida. Hiện nay, có hơn 9 triệu người Mỹ bản địa sinh sống tại đất nước cờ hoa, đại diện cho hàng trăm bộ lạc với ngôn ngữ, văn hóa và truyền thống vô cùng đa dạng. Sau đây là một vài sự thật thú vị về lịch sử và văn hóa phong phú của người Anh-điêng.

Những sự thật thú vị về các bộ lạc Mỹ da đỏ
Người Mỹ da đỏ mặc trang phục chuẩn bị biểu diễn một điệu nhảy truyền thống. (Ảnh: National Park Service)

1. Người Mỹ da đỏ nói hơn 300 ngôn ngữ

Bắc Mỹ là quê hương của hơn 300 ngôn ngữ khác nhau. Tuy nhiên, sau khi trở thành thuộc địa, phần nhiều ngôn ngữ trong số này đã biến mất do chính sách đồng hóa của chính phủ. Năm 1868, Tổng thống Ulysses Grant tuyên bố: “Hai phần ba rắc rối của chúng ta nằm ở sự khác biệt về ngôn ngữ ngày nay… Phương ngữ man rợ của họ nên bị xóa bỏ và thay vào đó là tiếng Anh”.

Bắt đầu từ những năm 1800, người Mỹ bản địa phải di dời khỏi cộng đồng của họ và chuyển đến các khu bảo tồn được chính phủ quy định. Trẻ em Anh-điêng nhập học các trường nội trú dành cho người da đỏ và tham gia học tập bằng tiếng Anh. Mãi cho đến năm 1972, khi Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Giáo dục Da đỏ, các bộ tộc người Mỹ bản địa mới được phép dạy ngôn ngữ truyền thống của họ.

Theo Cục điều tra dân số Mỹ, tính đến năm 2013, có 169 ngôn ngữ bản địa được dùng trong sinh hoạt hàng ngày của người Anh-điêng. Nhiều ngôn ngữ trong số này có số lượng người nói rất nhỏ. Năm 1990, Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Ngôn ngữ của người Mỹ bản địa, cung cấp hỗ trợ cho việc bảo tồn và phục hồi ngôn ngữ của người da đỏ. Tuy nhiên, tính tới nay, đại đa số 300 ngôn ngữ bị dự đoán có nguy cơ biến mất.

2. Tờ báo đầu tiên bằng tiếng thổ dân Mỹ xuất bản năm 1828

Trước khi thuộc địa hóa, các ngôn ngữ của người da đỏ được truyền miệng là chủ yếu. Sau khi người châu Âu thực hiện thuộc địa hóa, một số bộ lạc bắt đầu áp dụng hệ thống chữ viết. Một thành viên của bộ lạc Cherokee tên là Sequoyah đã dành 12 năm phát triển một hệ thống chữ viết để người dân bộ lạc có thể học đọc và viết bằng ngôn ngữ của mình. Ông hoàn thành bảng âm tiết gồm 86 ký tự vào năm 1821.

Bởi vì âm tiết được tạo ra để thể hiện những âm cụ thể của ngôn ngữ Cherokee nên người Cherokee rất dễ học. Cushman nói: “Trong khoảng thời gian từ 3 tháng đến 3 năm, hầu hết bộ lạc thể đọc và viết bằng ngôn ngữ này”.

Vào ngày 21/2/1828, ấn bản đầu tiên của tờ Cherokee Phoenix được xuất bản tại vùng đất của người Cherokee tại bang Georgia. Đây là tờ báo song ngữ đầu tiên ở Mỹ, nó được in bằng cả tiếng Anh và tiếng Cherokee.

3. Có 574 bộ lạc được công nhận tại Mỹ

Trong số 574 bộ lạc này, 229 sống tại tiểu bang Alaska - tiểu bang lớn nhất tai Mỹ. California có 109 bộ lạc được liên bang công nhận, cao thứ hai toàn quốc. Đây là cũng là bang có nhiều người da đỏ sinh sống nhất.

Các bộ lạc được liên bang công nhận này đứng độc lập với Mỹ, giống như các quốc gia có chủ quyền khác. Tuy nhiên, nhiều bộ lạc không được liên bang công nhận, có nghĩa là họ không đủ điều kiện nhận các chương trình và hỗ trợ của chính phủ.

Tính đến năm 2020, 66 bộ lạc trên 13 bang được công nhân theo từng bang. Tuy sự công nhận này không đem đến cho họ quyền lợi từ liên bang, nhưng cũng là bước thừa nhận sự tồn tại của văn hóa và lịch sử đương đại của họ.

Những sự thật thú vị về các bộ lạc Mỹ da đỏ
Bức tranh năm 1951 của Blackbear Bosin, mô tả cuộc di cư cực khổ của người da đỏ. (Ảnh: Getty Image).

4. Người Mỹ bản địa có nền nông nghiệp phong phú

Các bộ lạc người Mỹ da đỏ trước đây có nền nông nghiệp phong phú, với nhiều cây trồng địa phương trở thành những món ăn quen thuộc trên toàn cầu. Nhiều bộ lạc đã thuần hóa các loại cây trồng mà chúng ta vẫn ăn ngày nay. Vào năm 2016, các chuyên gia ước tính rằng có tới 60% nguồn cung cấp lương thực toàn cầu dựa trên các loại cây trồng có nguồn gốc từ Bắc Mỹ.

Ngô được tạo ra bởi những người nông dân bản địa ở miền Nam Mexico và Guatemala trong khoảng 10.000 năm trước. Người Mỹ bản địa cũng thuần hóa các loài cây quen thuộc như đậu, bí, khoai tây và cà chua.

5. Liên minh Haudenosaunee là một trong những nền dân chủ tồn tại lâu đời nhất trên thế giới

Còn được người Pháp gọi là liên minh Iroquois, liên minh Haudenosaunee được thành lập bởi 5 quốc gia bộ lạc: Mohawk, Oneida, Onondaga, Cayuga và Seneca. Một số nhà nghiên cứu tin rằng liên minh này được thành lập vào năm 1142, trong khi liên minh này nói rằng họ đã tồn tại từ thời xa xưa. Dù là con số nào, liên minh Haudenosaunee được coi là một trong những nền dân chủ lâu đời nhất trên Trái đất.

Các quốc gia được thống nhất bởi Kaianere'ko:wa (Great Law of Peace - Đại Luật Hòa bình), đóng vai trò như hiến pháp của riêng họ. Quốc gia thứ 6, Tuscarora, gia nhập Liên minh này vào thế kỷ 18.

Nhiều bộ lạc theo chế độ dân chủ, nhưng Liên minh Haudenosaunee bao gồm nhiều bộ lạc, trải dài trên một khu vực địa lý rộng lớn. Đây là điểm khác biệt của họ”, tiến sĩ Donald A. Grinde, tác giả cuốn Exemplar of Liberty tại Đại học Buffalo nhận định.

Nghiên cứu của giáo sư Grinde tập trung vào ảnh hưởng của liên minh Haudenosaunee đối với Hiến pháp Mỹ. “Có ba đóng góp chính”, giáo sư cho biết, “Thứ nhất, chủ quyền đó thuộc về nhân dân. Thứ hai là phân lập quyền lực, chia ra các cơ quan nhà nước khác nhau. Và thứ ba là bản thân hiến pháp, với các điều khoản có thể được trích dẫn, tương tự như cách Haudenosaunee đọc Đại Luật Hòa bình của họ mỗi năm”. Không giống như Hiến pháp Mỹ, phụ nữ đóng một vai trò tích cực trong nền dân chủ Haudenosaunee.

6. Người Mỹ bản địa buộc phải di dời theo Đạo luật Tái định cư Người da đỏ (Indian Relocation Act) vào năm 1830

Vào năm 1830, Tổng thống Andrew Jackson đã ký Indian Removal Act - Đạo luật Loại bỏ Người da đỏ. Đạo luật này nảy sinh do mong muốn định cư của người da trắng trên những vùng đất màu mỡ của bộ lạc Choctaw, Cherokee, Creek và các bộ lạc khác.

Đạo luật này buộc người Mỹ bản địa rời khỏi các Alabama, Florida, Georgia, North Carolina và Tennessee, và di dời tới “lãnh thổ của người da đỏ” tại vùng đất tiền thân của bang Oklahoma. Hàng ngàn người đã chết trong cuộc di cư bắt buộc này.

7. Người Mỹ bản địa được cấp quốc tịch Mỹ vào năm 1924

Đạo luật Công dân Da đỏ - Indian Citizenship Act được Tổng thống Calvin Coolidge ký thành luật vào ngày 2/6/1924. Trước đó, một số người Mỹ da đỏ đã được coi là công dân Mỹ, nhờ Đạo luật Dawes năm 1887, trao quyền công dân cho những người chấp nhận trợ cấp đất đai.

Tuy nhiên, mặc dù họ đã có quyền công dân đầy đủ trên danh nghĩa, nhiều người Mỹ bản địa vẫn bị ngăn cấm bầu cử. Quyền bỏ phiếu thuộc về từng bang, và nhiều bang tiếp tục từ chối quyền bầu cử đối với người Mỹ bản địa trong nhiều thập kỷ.

Ngoài ra, các bang sử dụng các biện pháp phân biệt chủng tộc để hạn chế khả năng tiếp cận các cuộc bầu cử của người Anh-điêng. Ví dụ, nhiều bang áp dụng bài kiểm tra đọc viết trước khi cho phép bỏ phiếu, cản trở người Mỹ bản địa (và những tộc người khác) - những người không biết đọc và viết tiếng Anh. Những thông lệ này vẫn tiếp tục cho đến khi Đạo luật Quyền bỏ phiếu (Voting Rights Act) được thông qua vào năm 1965.

Những sự thật thú vị về các bộ lạc Mỹ da đỏ
Tranh vẽ thể hiện nền văn hóa phong phú của người Mỹ da đỏ. (Ảnh: American Indian Republic).

8. Quốc gia Navajo (Navajo Nation) là vùng đất bộ lạc lớn nhất tại Mỹ

Vùng đất của người Navajo có diện tích gần 25.000 dặm vuông - diện tích tương đương với bang West Virginia, và hơn gấp đôi Maryland. Vùng đất này mở rộng sang các bang Arizona, New Mexico và Utah.

Vào năm 2021, Quốc gia Navajo cũng đã vượt qua vùng Cherokee để trở thành bộ tộc lớn nhất tính theo dân số, với gần 400.000 dân được ghi nhận. Và hiển nhiên, vùng đất này trở thành trung tâm của rất nhiều ngôn ngữ người da đỏ.

9. Không phải tất cả các bộ lạc người Mỹ bản địa đều có vùng đất của riêng họ

Có khoảng 326 vùng đất bộ lạc tại Mỹ, và chính quyền liên bang công nhận 574 bộ lạc. Tuy nhiên, vùng đất riêng của các bộ lạc trung bình chỉ rộng khoảng 2,6% so với lãnh thổ trước khi bị thuộc địa hóa. Nhiều bộ lạc khi bị bắt di dời, họ mất hết tất cả đất đai.

Một nghiên cứu năm 2014 của Bộ Nhà ở và Phát triển Đô thị Mỹ cho thấy 68% người Mỹ da đỏ và người Alaska bản địa sống trên hoặc gần quê hương của họ.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Ngày Rằm tháng Giêng, người dân các nước Á Đông ăn món gì để cầu may mắn?

Ngày Rằm tháng Giêng, người dân các nước Á Đông ăn món gì để cầu may mắn?

Với ý niệm " Đầu xuôi đuôi lọt" nên người dân ở nhiều nước phương Đông ăn các món ăn với ý nghĩa cầu may mắn và tài lộc vào ngày Rằm tháng Giêng.

Đăng ngày: 04/02/2023
Thế giới không chỉ có một bức tượng Nhân sư, vậy bạn có biết bức tượng Nhân sư thứ hai nằm ở đâu không?

Thế giới không chỉ có một bức tượng Nhân sư, vậy bạn có biết bức tượng Nhân sư thứ hai nằm ở đâu không?

Khi nhắc đến nhân sư, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới tượng Nhân sư vĩ đại ở Giza. Tuy nhiên có thể đây không phải là bức tượng duy nhất tồn tại trên hành tinh của chúng ta.

Đăng ngày: 02/02/2023
Thở bằng mũi và thở bằng miệng có ảnh hưởng khác nhau như thế nào?

Thở bằng mũi và thở bằng miệng có ảnh hưởng khác nhau như thế nào?

Các nghiên cứu gần đây đã gợi ý rằng hơi thở có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của mọi người trong một loạt các bài kiểm tra trong phòng thí nghiệm.

Đăng ngày: 02/02/2023
Đã tìm thấy viên phóng xạ nguy hiểm ở Australia

Đã tìm thấy viên phóng xạ nguy hiểm ở Australia

Viên phóng xạ nhỏ nhưng có khả năng gây chết người đã được nhà chức trách Australia tìm thấy sau cuộc tìm kiếm ráo riết trên quãng đường kéo dài hàng nghìn km.

Đăng ngày: 02/02/2023
Chiến dịch quảng cáo đỉnh cao khiến kim cương trở thành món trang sức khiến phụ nữ ao ước

Chiến dịch quảng cáo đỉnh cao khiến kim cương trở thành món trang sức khiến phụ nữ ao ước

Ngày nay, chiếc nhẫn kim cương đã trở thành vật không thể thiếu trong các màn cầu hôn lãng mạn của hầu hết các đôi trai gái trên khắp thế giới.

Đăng ngày: 02/02/2023
Khoa học vừa phá kỷ lục về xung điện tử ngắn nhất từ ​​​​trước đến nay

Khoa học vừa phá kỷ lục về xung điện tử ngắn nhất từ ​​​​trước đến nay

Một nhóm các nhà khoa học đã phá kỷ lục về xung điện tử ngắn nhất từng được tạo ra, đó là một tín hiệu 53 phần tỷ giây ngắn đến khó tin.

Đăng ngày: 02/02/2023
Sự thật ít ai biết về Pythagoras

Sự thật ít ai biết về Pythagoras

Hầu hết mọi người đều đã nghe nói về Định lý Pythagore nổi tiếng, theo đó có thể tính được độ dài các cạnh của một số tam giác nhất định.

Đăng ngày: 02/02/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News