Những thác nước đóng băng trong mùa đông lạnh kỷ lục ở Mỹ
Thời tiết lạnh khác thường với nhiệt độ xuống thấp kỷ lục khiến nhiều thác nước lớn ở Mỹ đóng băng trắng xóa.
Thác nước trong công viên Cloudland Canyon
Thác nước trong công viên Cloudland Canyon, Georgia, đóng băng một phần hôm 4/1, theo MSN. Mùa đông lạnh khác thường khiến tuyết phủ kín nhiều khu vực vốn ít khi có tuyết rơi tại bang này.
Thác nước trong công viên Letchworth
Thác nước trong công viên Letchworth, New York, đóng băng khi nhiệt độ giảm sâu hôm 2/1. John Kucko, người đăng video, cho biết nhiệt độ khi đó là khoảng -9 độ C.
Thác Minnehaha
Khung cảnh ấn tượng tại thác Minnehaha trong đợt lạnh kỷ lục. (Ảnh: Weather).
Thác Minnehaha ở Minneapolis, Minnesota, biến thành động băng trong mùa đông lạnh kỷ lục ở Mỹ. Nhà chức trách khuyến cáo người dân không nên tiếp cận khu vực này để đề phòng băng rơi gây nguy hiểm. Thác nước cao 16 m này đóng băng hoàn toàn hôm 28/12 dưới thời tiết âm độ.
Thác nước Quechee Gorge
Phần lớn thác nước Quechee Gorge ở Vermont, đóng băng hôm 29/12 khi nhiệt độ ban đêm giảm sâu. Những dòng nước biến thành băng trắng xóa tạo nên cảnh tượng rất thú vị và đẹp mắt.
Thác Niagara
Cụm thác Niagara nằm giữa biên giới Canada và Mỹ đóng băng một phần do đợt lạnh kỷ lục diễn ra ở khu vực này. Video được quay hôm 2/1 cho thấy khung cảnh kỳ vĩ của cụm thác nhìn từ trên cao. Nhiệt độ mà cơ thể người cảm nhận tại khu vực thác nước có lúc xuống đến -67 độ C.
Cụm thác Niagara gồm ba thác nước Horseshoe, American và Bridal Veil. Có hơn 3.000 tấn nước chảy qua thác Niagara mỗi giây, theo USA Today. Năm 2015, thác nước này cũng gặp hiện tượng đóng băng một phần do thời tiết đặc biệt lạnh.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?
Núi lửa đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống của những người đang sống trong vùng gần cửa miệng của hiện tượng này. Nhưng đã bao giờ bạn tử hỏi núi lửa là gì không?
