Những thành phần ẩn trong một cốc nước

Nước uống không màu có thể chứa nhiều hóa chất và tảo khác nhau mà nhiều người không ngờ tới.

Clo

Các nhà máy xử lý nước thêm clo nồng độ thấp vào nước để khử trùng nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người, theo Popular Sciene. Tuy nhiên, một số loại chất khử trùng tạo ra sản phẩm phụ liên quan đến khả năng sẩy thai ở phụ nữ.

Thuốc trừ sâu

Thuốc trừ sâu và chất diệt cỏ thể bị cuốn trôi vào sông, hồ chứa, thấm vào nguồn nước ngầm. Thuốc trừ sâu atrazine tạo ra sự mất cân bằng hormone trong các động vật làm thí nghiệm.

Fluoride

Khi đá bị ăn mòn, chúng giải phóng fluoride một cách tự nhiên vào trong đất, không khí và hầu hết các nguồn nước. Vì fluoride có thể ngăn ngừa sâu răng bằng cách tái tạo men răng, nhiều nơi đã bổ sung nó vào nguồn cấp nước uống.


Cốc nước bạn uống có thể chứa nhiều chất độc hại và sinh vật sống khác nhau. (Ảnh: Popular Sciene).

Asen

Asen xuất hiện tự nhiên trong đá và đất. Asen hữu cơ không độc hại, tuy nhiên asen vô cơ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư ở người. Các nhà máy xử lý nước có khả năng loại bỏ asen, nhưng chất lượng nước cần phải được tiến hành kiểm tra định kỳ.

Chì

Các đường ống kim loại cũ bị ăn mòn có thể làm nước uống bị nhiễm độc chì, một chất độc thần kinh nguy hiểm. Điều này từng xảy ra ở thành phố Flint, Michigan, Mỹ. Trẻ em uống phải nhiều chì mất khả năng học tập do bị tổn thương thần kinh.

Tảo

Tảo trong nước uống có thể gây ra mùi tanh, mốc khó chịu.

Hydrogen Sulfide

Hydrogen Sulfide (H2S) có mùi như trứng thối, làm bẩn quần áo khi giặt và ăn mòn các đường ống dẫn.

Muối

Muối là thành phần thông thường có trong nước. Một lượng nhất định muối natri sulfat hoặc magie sulfat tồn tại trong nước có tác dụng nhuận tràng.

Kháng sinh

Nhiều loại kháng sinh như amoxicillin và Zyrtec được đào thải qua nước tiểu, theo dòng chảy của nước tới sông, hồ và nguồn cung cấp nước. Tuy nhiên, kháng sinh dạng này chỉ làm ô nhiễm nguồn nước ở mức độ cực kỳ thấp.

Đồng

Đồng sẽ làm nước chuyển thành màu xanh với nồng độ 1,3 mg đồng trên mỗi lít nước. Kim loại này bị hòa tan từ các đường ống cũ, nhưng chủ yếu ở nồng độ nhỏ và an toàn với con người.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

Đăng ngày: 01/07/2025
Say nắng, say nóng: Nguyên nhân và cách xử trí

Say nắng, say nóng: Nguyên nhân và cách xử trí

Say nắng, say nóng là hiện tượng thường gặp trong mùa hè, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng cao điểm...

Đăng ngày: 26/06/2025
Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư cổ tử cung

Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư cổ tử cung

Nếu bị ung thư cổ tử cung, chị em có thể có những dấu hiệu khác thường như đau vùng chậu, chảy máu âm đạo bất thường...

Đăng ngày: 26/06/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 25/06/2025
Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị thủy đậu

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị thủy đậu

Việc ăn uống đúng cách sẽ giúp người bệnh mau hồi phục sức khỏe, tránh biến chứng khi bị thủy đậu.

Đăng ngày: 25/06/2025
Những cách làm mát cơ thể đơn giản trong ngày nóng

Những cách làm mát cơ thể đơn giản trong ngày nóng

Trong tình hình nắng nóng hoành hành trên toàn cầu, các chuyên gia đưa ra một số lưu ý về chế độ ăn uống và sinh hoạt có thể giúp cơ thể giải nhiệt hiệu quả hơn.

Đăng ngày: 22/06/2025
Các nhà khoa học đã làm gì với bộ não của Albert Einstein

Các nhà khoa học đã làm gì với bộ não của Albert Einstein

​Albert Einstein (1879-1955) là nhà bác học thiên tài và kiệt xuất trong lịch sử phát triển nhân loại.

Đăng ngày: 18/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News