Những thói quen xấu giúp chúng ta sống lâu hơn
Các chuyên gia chỉ ra rằng, nổi giận đúng lúc hay đôi khi lười một chút sẽ khiến cho chúng ta sống lâu hơn.
Những thói quen xấu nhưng tốt cho sức khỏe
Nổi giận đúng lúc hay đôi khi lười một chút sẽ khiến chúng ta sống lâu hơn. (Ảnh minh họa)
1. Nổi giận đúng lúc có lợi cho huyết áp
Nguyên cứu của Đại học Carnegie Mellon, Mỹ chỉ ra rằng, việc nổi giận sau khi đã phải chịu đựng một thời gian dài sẽ giúp cho huyết áp được duy trì ở mức bình thường.
Ngoài ra, nó sẽ khiến cho nồng độ cortisol giảm đi.
2. Lười một chút sẽ giúp chúng ta sống lâu hơn
Chuyên gia về sức khỏe của Mỹ chỉ ra rằng những người thường xuyên bận rộn, thức dậy sớm rất có thể cũng sẽ "ra đi sớm".
Tuy nhiên, đôi khi lười một chút không những giảm bớt được áp lực công việc mà còn là vấn đề then chốt để sống lâu hơn.
Ngủ một lúc vào buổi trưa sẽ có lợi cho sức khỏe hơn việc chơi tennis.
Người già thường có thói quen chạy bộ để khỏe hơn nhưng thực ra việc luyện tập như vậy sẽ tiêu hao những năng lượng dùng cho việc tái tạo tế bào và chống bệnh tật.
3. Áp lực trong thời gian ngắn sẽ tăng cường trí nhớ
Mọi người thường cho rằng, những áp lực trong cuộc sống sẽ phá hỏng hệ thống miễn dịch, khiến cho chúng ta dễ bị bệnh hơn.
Tuy nhiên, nghiên cứu của Đại học Buffalo, Mỹ chỉ ra rằng, những việc gấp gáp và những áp lực tạm thời sẽ nâng cao khả năng học hỏi và trí nhớ của não.
4. Tắm ít
Một số nghiên cứu đã chứng minh việc bỏ tắm vài ngày thực sự mang lại ích lợi cho sức khỏe. Hằng ngày việc tắm rửa qua loa sẽ giúp giữ lại lớp dầu tự nhiên trên da, giúp da khỏe mạnh, nó cũng giữ lại vi khuẩn có lợi giúp ngăn ngừa bệnh tật.
Tuy nhiên đừng vì thế mà bỏ tắm lâu ngày vì việc cơ thể tiếp xúc tới khói bụi quá lâu không hề tốt. Cơ thể bạn cần được vệ sinh sạch sẽ.
5. Lười quét dọn, ít dị ứng
Các nhà khoa học đặt giả thiết, việc quét dọn nhà cửa sạch sẽ hoàn toàn không phải nghĩa vụ thiêng liêng như mọi người vẫn nghĩ.
Công trình nghiên cứu thực hiện với 14.000 trẻ em do các nhà khoa học thuộc hai trường Đại học Bath và Brunel đã cho thấy: Tỷ lệ trẻ bị mắc bệnh hen suyễn và dị ứng là con của những bà mẹ chăm sử dụng các chất tẩy rửa vệ sinh và chăm sử dụng máy làm thông thoáng không khí nhà ở trong thời gian mang thai hoặc sau khi sinh cao hơn hẳn đối tượng đối chứng.
Việc tiếp xúc sớm với môi trường sạch sẽ nhờ những chất hóa học trong giai đoạn sớm cuộc đời làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn tới 41% với trẻ dưới 7 tuổi.
Nếu đã quen sống trong môi trường sạch sẽ, cố gắng hạn chế sử dụng các chất tẩy rửa hóa chất.

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu
Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh
"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.
