Những thứ kỳ lạ, khó tưởng tượng mọc trên đầu "quái vật"
Đã bao giờ bạn nhìn đầu con cá và đặt câu hỏi: Đây là cái gì và nó được dùng để làm gì chưa? Bài viết sau đây có thể cho bạn vài gợi ý.
Mũi dò điện. Một vài loài cá phát triển một chiếc mũi lớn, trong khá giống một cái mỏ, và sử dụng chúng như những cơ quan cảm nhận điện. Loài cá mập Goblin và cá tầm thìa là 2 ví dụ cho dạng này. Những loài này thường sống ở trong điều kiện tối tăm nên chúng sử dụng “mũi” để tìm kiếm kẻ thù, bằng cách cảm nhận các xung điện do con mồi phát ra.
Lỗ chấm đen. Loài cá mập đầu búa là một loài điển hình của việc sở hữu cơ quan cảm nhận điện dưới dạng những lỗ chấm đen này. Chúng biết sử dụng cơ quan này để cảm nhận những trường điện và thân nhiệt của kẻ thù, kể cả khi chúng trốn dưới cát. Nhiều bằng chứng đã chứng minh rằng hệ thống cảm thụ này có thể được dùng để định vị.
Cục bướu. Bướu này thường chỉ xuất hiện trên đầu của cá đực thuộc loài cá cảnh cichlid trong thời gian giao phối. Ít khi chúng xuất hiện trên đầu con cái, và nếu có thì thường nhỏ hơn. Nhiều người cho rằng những cục bướu này xuất hiện là để thu hút bạn tình hoặc để trữ mỡ.
“Vây thừa”. Loài cá ép có một bộ phận gần đầu, nhìn rất giống vây. Chúng sử dụng bộ phận này để bám vào những con cá lớn. Chúng thậm chí còn dựa vào lũ cá này để kiếm ăn, trong khi vẫn đang móc người vào chúng.
Mũi kiếm. Chiếc mũi kiếm vừa có thể dùng mũi kiếm làm công cụ tấn công kẻ thù, vừa giúp cho loài cá sở hữu chiếc mũi này bơi nhanh hơn do tạo ra nhiều thuận lợi về cơ thể thủy lực học.
“Cần câu” phát quang nhân tạo. Loài cá angerfish (kẻ câu cá) có một bộ phận mọc dài trên đầu, trông như một cái gai xương sống. Chúng sử dụng bộ phận này thu hút con mồi tới gần rồi tấn công. Trong bóng tối, “chiếc cần câu” này còn có thể phát quang để chúng săn mồi một cách hiệu quả nhất.
Râu. Cá phèn (Cá dê), không giống như những loài cá khác, dùng râu để cảm nhận được các xung điện do con mồi phát ra, sử dụng những chiếc râu mọc dưới cằm của mình để đào cát, tìm kiếm kẻ thù.
Kype. Những chiếc hàm trên kỳ dị, hình móc được gọi là kype này xuất hiện ở con cá hồi đực, sau khi chúng đến được nơi sinh sản. Công dụng của hàm hình móc là để tấn công các con đực khác và để gây ấn tượng với con cái.
Nốt sần. Trên đầu cá đực thuộc loài Stoneroller và Bluehaed Chubs thường xuất hiện những nốt sần khi chúng đến mùa sinh sản và bị rụng đi khi mùa sinh sản đã hết. Cũng giống như kype, những nốt sần này được dùng để thể hiện sức mạnh với phái nữ, hay để tấn công đối thủ. Nhiều loài cá, nốt sần này còn mọc ở vây hậu môn, được cho là giúp chúng đào và tạo ra một khu đẻ trứng thích hợp.
Vây đầu. Cá đuối dùng vây đầu để lùa những vùng nước giàu sinh vật phù du vào miệng.

Sự thay đổi khủng khiếp của Trái đất do biến đổi khí hậu
Những bức ảnh phần nào nói lên sự ảnh hưởng đáng sợ của biến đổi khí hậu tới cuộc sống trên Trái đất.

Những loài động vật nguy hiểm nhất hành tinh
Bạn cứ nghĩ rằng phải là hổ, báo hay cá mập... mới thưc sự là những loài vật nguy hiểm? Nhầm to nhé, những loài động vật dưới đây tuy bé nhỏ nhưng lại nằm trong top những loại động vật nguy hiểm đối với con người.

12 di sản thiên nhiên độc đáo của thế giới
Đây là những nơi mang vẻ đẹp tự nhiên khác biệt, nằm trong danh sách Di sản thiên nhiên thế giới của UNESCO, nhưng không phải bất kỳ du khách nào cũng biết đến những nơi này.

Ảnh cực hiếm về mậu dịch thời bao cấp ở Việt Nam
Kéo dài từ năm 1954 đến 1986 ở miền Bắc Việt Nam, nhưng dư âm của thời “bao cấp” vẫn còn đến những năm đầu thập niên 1990.

Những chuyến bay đầu tiên của anh em nhà Wright
Anh em nhà Wright, gồm Orville và Wilbur là những người đã đi tiên phong trong việc chế tạo ra cỗ máy có thể bay được mà chúng ta gọi là máy bay.

Kinh ngạc với 35 hình ảnh quen thuộc trở nên vô cùng kỳ quái dưới kính hiển vi
Cây kim, sợi chỉ, viên đường, muối tiêu, vết gỉ sét, con ruồi, muỗi... hết sức quen thuộc nhưng dưới kính hiển vi phóng đại thì vô cùng kỳ quái.
