Những thực phẩm nên dùng trước và sau khi hiến máu

Mỗi người trưởng thành khỏe mạnh và độ tuổi thích hợp, một lần hiến 200ml máu chỉ chiếm 1/20 tổng lượng máu toàn cơ thể, qua kiểm chứng khoa học sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe. Hơn nữa, sau khi hiến máu nếu bổ sung dinh dưỡng kịp thời sẽ hồi phục sức khỏe nhanh nhất.

Trước khi hiến máu ăn uống thanh đạm


Trước vài ngày hiến máu nên ăn chay là chính, tốt nhất ít dùng thức ăn béo ngậy.

  • Ăn chay trước vài ngày: để đảm bảo chất lượng máu, tránh cho người hiến máu trong quá trình hiến máu xảy ra tình huống tai nạn, trước vài ngày hiến máu nên ăn chay là chính, tốt nhất ít dùng thức ăn béo ngậy; không dùng thức ăn giàu đạm như: tôm, cua, tránh protein biến chất, làm trong máu xuất hiện chất gây dị ứng.
  • Không uống rượu trước một ngày: đêm hôm trước khi hiến máu không ăn quá no, hai bữa ăn trước khi hiến máu không uống rượu, càng không thể uống rượu mạnh. Dùng thức ăn thanh đạm, không dùng thức ăn thịt, cá, trứng, sữa bò và chế phẩm đậu, phòng ngừa máu đục, ảnh hưởng chất lượng máu.
  • Trước khi hiến máu phải ăn sáng: đêm hôm trước khi hiến máu đảm bảo ngủ tốt, không nên tập luyện quá mức. Trước khi hiến máu không được bụng đói, bữa ăn sáng hôm đó nên dùng thức ăn thanh đạm như cháo, bánh bao, bánh mì…, tránh trong quá trình hiến máu xảy ra những phản ứng váng đầu, hồi hộp, vã mồ hôi…

Ngoài ra, hai ngày trước khi hiến máu nếu mắc triệu chứng cảm mạo, phát sốt, ho… nên tạm thời ngưng hiến máu; bạn gái nên tránh hiến máu 3 ngày trước và sau thời gian đang hành kinh.

Bổ sung dinh dưỡng sau khi hiến máu

Sau khi hiến máu tăng một số dinh dưỡng thích đáng, dùng chút thịt nạc, trứng gà, chế phẩm đậu, rau cải và trái cây tươi, thúc đẩy các thành phần máu càng nhanh hồi phục. Thế nhưng, không nên ăn uống vô độ, cũng không được uống rượu. Chỉ cần ăn uống khoa học hợp lý, có giá trị dinh dưỡng, ngon miệng, vừa đủ, thoải mái, trong thời gian ngắn sẽ hồi phục phần máu mất đi.


Sau khi hiến máu tăng một số dinh dưỡng thích đáng, dùng chút thịt nạc, trứng gà...

  • Chú ý nghỉ ngơi: 1 - 2 ngày sau khi hiến máu nên chú ý nghỉ ngơi, tốt nhất đảm bảo hằng ngày có giấc ngủ hơn 8 giờ. Sau khi hiến máu không lao động thể lực và tập luyện quá mức, cho bản thân cơ thể có một quá trình thích ứng; ít làm công việc tổn thần như học bài, đọc sách, xem tivi, lướt web, nghỉ ngơi tốt sẽ tương đương với việc dùng thuốc bổ. Sau khi hiến máu nên uống nhiều nước, để bổ sung phần nước bị mất; cũng có thể uống nước đường tán, để đạt mục đích bù chất sắt, tạo máu.
  • Không uống trà đậm: hiến máu trong vòng 1 tháng tốt nhất không uống trà đậm. Bởi vì trong trà chứa nhiều acid tannic, nó dễ kết hợp với protein và sắt, tạo ra chất cặn không được cơ thể hấp thu, ảnh hưởng sự hấp thu của cơ thể đối với protein và sắt, theo đó ảnh hưởng sự táo tạo tế bào máu cho người hiến máu. Vì vậy, những bạn có thói quen dùng trà, sau khi hiến máu trong vòng 1 tháng tốt nhất tạm thời “chia tay” với trà, uống chút nước trái cây (như: cam, kiwi…), vừa giải cơn nghiền trà, vừa bổ sung vitamin và acid folic, thúc đẩy việc tái tạo tế bào máu.
  • Không cần tẩm bổ nhiều: có thể dùng trái cây tươi và rau cải, chế phẩm đậu, chế phẩm sữa, thịt và cá tôm tươi, nhưng không cần tẩm bổ, tránh ăn quá nhiều.
  • Dùng nhiều thức ăn tạo máu: nguyên liệu chính cho tạo máu là protein, sắt, vitamin B12 và acid folic. Cơ thể sớm hấp thu được những chất này, sẽ đạt mục tiêu bổ máu nhanh chóng. Thức ăn chứa nhiều đạm tốt gồm sữa, thịt nạc, trứng, chế phẩm đậu, thức ăn chứa nhiều sắt gồm nội tạng động vật, sứa, tôm, mè, rong biển, nấm mèo đen, nấm hương, đậu hòa lan, đại táo, long nhãn… gan heo, cật heo, thịt bò chứa nhiều acid folic, gan động vật, cật heo, cật dê… chứa nhiều vitamin B12.

Lợi ích ít biết của việc hiến máu

Hiến máu tình nguyện và những điều cần biết

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

Đăng ngày: 01/07/2025
Say nắng, say nóng: Nguyên nhân và cách xử trí

Say nắng, say nóng: Nguyên nhân và cách xử trí

Say nắng, say nóng là hiện tượng thường gặp trong mùa hè, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng cao điểm...

Đăng ngày: 26/06/2025
Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư cổ tử cung

Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư cổ tử cung

Nếu bị ung thư cổ tử cung, chị em có thể có những dấu hiệu khác thường như đau vùng chậu, chảy máu âm đạo bất thường...

Đăng ngày: 26/06/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 25/06/2025
Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị thủy đậu

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị thủy đậu

Việc ăn uống đúng cách sẽ giúp người bệnh mau hồi phục sức khỏe, tránh biến chứng khi bị thủy đậu.

Đăng ngày: 25/06/2025
Lịch sử tình dục của loài người

Lịch sử tình dục của loài người

Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Đăng ngày: 23/06/2025
Những cách làm mát cơ thể đơn giản trong ngày nóng

Những cách làm mát cơ thể đơn giản trong ngày nóng

Trong tình hình nắng nóng hoành hành trên toàn cầu, các chuyên gia đưa ra một số lưu ý về chế độ ăn uống và sinh hoạt có thể giúp cơ thể giải nhiệt hiệu quả hơn.

Đăng ngày: 22/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News