Những trường hợp nuôi con “bất khả thi” của giống đực trong thế giới động vật

Sau đây là những trường hợp giống đực nuôi con tưởng chừng như “bất khả thi” trong thế giới động vật:

Cá ngựa (Hippocampus)

Những trường hợp nuôi con “bất khả thi” của giống đực trong thế giới động vật

Cá ngựa là một trong số ít loài cá mà con đực có khả năng “mang thai”. Cá ngựa cái đẻ trứng trong túi của cá ngựa đực. Con đực thụ tinh cho trứng và cung cấp các dinh dưỡng cho trứng phát triển. Cá ngựa đực có thể mang thai đến 2.000 quả trứng trong suốt 10 đến 25 ngày trước khi những quả trứng này nở thành cá ngựa con.

Cá úc (Ariidae)

Những trường hợp nuôi con “bất khả thi” của giống đực trong thế giới động vật

Đây là loài cá sinh sống ở biển hoặc những vùng nước lợ. Mỗi lần sinh sản cá cái sẽ đẻ từ 20-65 trứng. Để bảo vệ những quả trứng, cá đực sẽ ngậm tất cả chúng trong miệng. Những quả trứng chiếm nhiều không gian đến nỗi anh ta không thể ăn uống gì được trong khoảng thời gian này bởi vì anh ta có thể nuốt nhầm cá con. Vì vậy, nó sẽ nhịn ăn hơn hai tháng cho đến khi trứng nở. Sau khi trứng nở, cá đực sẽ tiếp tục trông giữ cá non thêm khoảng 2-4 tuần nữa để chúng đủ cứng cáp. Cá đực sẽ theo sát bầy cá con và nhanh chóng lùa chúng vào miệng để bảo vệ khi thấy có nguy hiểm.

Bọ nước khổng lồ (Indentatus Abedius)

Những trường hợp nuôi con “bất khả thi” của giống đực trong thế giới động vật

Vào mùa sinh sản, bọ nước cái đẻ tới 100 trứng trên lưng con đực. Con đực sẽ mang trứng trong hai đến ba tuần tới khi trứng nở. Trong thời gian này, trứng dính chặt cánh đến nỗi bọ đực không thể bay được, khiến chúng dễ bị các loài động vật khác ăn thịt. Trọng lượng những quả trứng đè nặng khiến con đực rất chậm chạp buộc phải săn những con mồi chậm hơn như ốc sên và nhịn đói trong hầu hết thời gian mang trứng. Và điều đó là cần thiết để đảm bảo cho đàn con được an toàn.

Đà điểu Nam Mỹ lớn (Rhea americana)

Những trường hợp nuôi con “bất khả thi” của giống đực trong thế giới động vật

Đà điểu Nam Mỹ sinh hoạt theo chế độ đa thê và đà điểu trống sẽ nuôi nhiều gia đình cùng một lúc. Vào mùa sinh sản, con trống sẽ xây tổ để thu hút càng nhiều con mái càng tốt và tạo thành một nhóm khoảng năm đến bảy con cái để giao phối với chúng vào mùa đó. Tổ của đà điểu Nam Mỹ khá to, có thể chứa được từ 10 đến 60 trứng. Những con mái đẻ trứng vào tổ và sau đó bị con trống đuổi đi rồi tự mình ấp trứng và chăm sóc con non đến khi trưởng thành.

Chim cánh cụt Hoàng Đế (Aptenodytes Forsteri)

Những trường hợp nuôi con “bất khả thi” của giống đực trong thế giới động vật

Loài chim cánh cụt lớn nhất, đây cũng là một loài chim chung thủy, kết đôi theo chế độ một vợ một chồng. Đến mùa sinh sản, mỗi chim mái chỉ đẻ 1 trứng và giao cho chim trống ấp. Chim mái sau khi đẻ trứng sẽ bắt đầu tiến ra biển kiếm mồi, vì quãng đường rất xa nên có thể mất đến 2 tháng.

Chim cánh cụt Hoàng Đế không có tổ nên chim trống phải ấp trứng bên dưới bụng, để bảo vệ an toàn nó phải giữ trứng cân bằng trên hai chân và cách xa mặt đất đóng băng lạnh giá. Sau khi chim non chào đời mà chim mẹ vẫn chưa quay lại, dù nhịn đói nhiều tuần nhưng chim trống vẫn sẽ tiết một chất dịch dinh dưỡng từ thực quản để nuôi sống chim non đến khi chim mái trở về.

Các “ông bố” động vật kể trên san sẻ nhiệm vụ nuôi con với giống cái. Qua những hành vi chăm sóc con non hay bảo vệ trứng có thể thấy tình yêu thương con của các loài động vật không hề kém con người là bao.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vũ điệu mặt trời đen của hàng triệu con chim

Vũ điệu mặt trời đen của hàng triệu con chim

Cách di chuyển kỳ lạ để tránh kẻ thù của chim sáo đá đã tạo nên hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt.

Đăng ngày: 15/12/2020
Sở thích quái đản của loài thằn lằn Nam Mỹ

Sở thích quái đản của loài thằn lằn Nam Mỹ

Các quan chức động vật hoang dã Georgia đang cố gắng tiêu diệt một loài thằn lằn xâm chiếm lãnh thổ và ăn trứng của một số loài động vật địa phương.

Đăng ngày: 14/12/2020
Chồn possum nhỏ nhất tái xuất sau thảm họa cháy rừng

Chồn possum nhỏ nhất tái xuất sau thảm họa cháy rừng

Các nhà bảo tồn tìm thấy con chồn possum lùn Tasmania đầu tiên trên đảo Kangaroo kể từ khi cháy rừng thiêu rụi phần lớn môi trường sống của chúng.

Đăng ngày: 14/12/2020
Phát hiện loài kỳ giông mới có màu đỏ rực

Phát hiện loài kỳ giông mới có màu đỏ rực

Bảo tàng Khoa học Tự nhiên North Carolina báo cáo phát hiện một loài kỳ giông chưa từng được mô tả sống tại các con suối và khe nước nhỏ ở vùng Sandhills.

Đăng ngày: 14/12/2020
Con người không phải là động vật duy nhất biết tự dùng thuốc

Con người không phải là động vật duy nhất biết tự dùng thuốc

Nghiên cứu cho thấy chim sẻ và các động vật khác cũng sử dụng thực vật để tự chữa bệnh.

Đăng ngày: 14/12/2020
Chân dung các loài chim quý hiếm, tuy đơn giản nhưng lại tuyệt đẹp

Chân dung các loài chim quý hiếm, tuy đơn giản nhưng lại tuyệt đẹp

Dưới đây là chân dung của 24 loài chim quý hiếm, có những loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng được thực hiện bởi nhiếp ảnh gia Tim Flach.

Đăng ngày: 12/12/2020
Loài cá kỳ lạ biết thuần hóa tôm

Loài cá kỳ lạ biết thuần hóa tôm

Các nhà nghiên cứu phát hiện ví dụ đầu tiên về động vật thuần hóa loài khác, đó là cá thia vây dài chiêu mộ tôm nhỏ chăm sóc trang trại tảo của chúng.

Đăng ngày: 12/12/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News