Những ứng cử viên "nặng ký" cho giải Nobel Hòa bình 2017

Giáo hoàng Francis, Thủ tướng Đức Angela Merkel nằm trong số những cái tên được đánh giá là ứng cử viên sáng giá cho giải Nobel Hòa bình 2017, sẽ được công bố vào chiều nay 6/10.

1. Giáo hoàng Francis

Kể từ khi trở thành Giáo hoàng vào năm 2013, Giáo hoàng Francis được các hãng phân tích đánh giá là ứng cử viên sáng giá nhất trong cuộc đua năm nay. Trong 12 tháng qua, Giáo hoàng Francis liên tục có những nỗ lực nhằm kêu gọi sự ủng hộ cho người nhập cư và người ti nạn, cũng như đưa ra các quan điểm tiến bộ trong các vấn đề khác. Năm 2013, Giáo hoàng Francis được tạp chí TIME bình chọn là nhân vật của năm.


Giáo hoàng Francis và Thủ tướng Đức Angele Merkel. (Ảnh: Getty).

2. Thủ tướng Đức Angela Merkel

Với chính sách cởi mở với người di cư trong thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng di cư tại châu Âu, Thủ tướng Angela Merkel luôn là ứng viên được đánh giá cao trong danh sách giành giải Nobel Hòa bình. Năm nay, bà Merkel vẫn quyết tâm bảo vệ chính sách nhập cư gây tranh cãi, bất chấp những tác động tiêu cực tới đảng của bà trong cuộc bầu cử quốc hội Đức vừa qua. Năm 2015, Thủ tướng Merkel được tạp chí TIME bình chọn là nhân vật của năm.

3. Lực lượng phòng vệ dân sự White Helmets

Tổ chức White Helmets tại Syria là lực lượng từng được đánh giá rất cao trong cuộc bầu chọn giải Nobel Hòa bình năm 2016, nhưng “đã thua” trước Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos. Lực lượng phòng vệ dân sự này là một tổ chức tình nguyện có cam kết bảo vệ thường dân trước những tác động của cuộc xung đột tại Syria. Kể từ khi xảy ra xung đột tại quốc gia Trung Đông vào năm 2011, White Helmets cho biết họ đã cứu được 99.000 người.

4. Đại diện cấp cao của EU Federica Mogherini và Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad

Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU, bà Federica Mogherini, và Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif là hai “kỹ trúc sư chính” trong thỏa thuận hạt nhân lịch sử giữa Iran và các cường quốc. Theo thỏa thuận hạt nhân đạt được năm 2015, Iran sẽ hạn chế các hoạt động làm giàu urani để đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của quốc tế.

5. ECOWAS

Một ứng cử viên khác có khả năng giành được giải Nobel Hòa bình năm nay là Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS), với thành tựu đã hỗ trợ giúp Gambia bảo đảm an ninh trong quá trình chuyển giao quyền lực tại quốc gia châu Phi này. Trước đó, Tổng thống mãn nhiệm Gambia Yahya Jammeh đã rời đất nước nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài 6 tuần.

Ngoài các ứng viên "nặng ký" này, còn có một số ứng cử viên khác được các hãng phân tích nhắc tới như: Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR), bác sĩ người Congo - ông Denis Mukwege, hay Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ (ACLU).

Giải Nobel Hòa bình được lựa chọn thế nào?

Những người đề cử đủ tiêu chuẩn khắp thế giới (những người từng được nhận giải Nobel Hòa bình, các nghị sĩ, giáo sư đại học, các thẩm phán quốc tế, các cố vấn đặc biệt của Ủy ban Giải Nobel Na Uy) có thể đề cử các ứng viên tới ngày 1/2 của năm đó.

Tất cả các đề cử sẽ được Ủy ban Giải Nobel Na Uy - với 5 thành viên được quốc hội Na Uy lựa chọn - xem xét trước khi một danh sách rút gọn gồm từ 20-30 ứng viên được lọc ra.

Một nhóm cố vấn Na Uy và quốc tế viết đánh giá riêng về các ứng viên trong danh sách rút gọn. Thông qua các đánh giá này và các báo cáo khác, Ủy ban Giải Nobel Na Uy sẽ tiếp tục rút gọn danh sách ứng viên.

Quyết định về người chiến thắng sẽ được đưa ra trong cuộc họp cuối cùng của Ủy ban Giải Nobel Na Uy, thường vào cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10, trước khi giải thưởng được công bố.

Giải Nobel Hòa bình được trao vào ngày 10/12 hàng năm, đúng ngày mất của Alfred Nobel.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau

Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

Đăng ngày: 05/02/2025
50 phát minh làm thay đổi thế giới

50 phát minh làm thay đổi thế giới

Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Đăng ngày: 22/11/2024
Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới

Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Đăng ngày: 06/10/2024
Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?

Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Đăng ngày: 25/09/2024
Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới

Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới

Cuốn sách chứa thứ ngôn ngữ mà không ai trên hành tinh có thể đọc đã ra đời từ đầu thế kỷ 15, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.

Đăng ngày: 09/07/2024
Những sự thật thú vị về con tàu Titanic

Những sự thật thú vị về con tàu Titanic

Các nhà thám hiểm đáy biển vừa công bố nguyên nhân khiến con tàu huyền thoại Titanic chìm xuống nước một cách nhanh chóng.

Đăng ngày: 30/06/2024
Nga thử nghiệm thành công bom chân không mạnh nhất thế giới

Nga thử nghiệm thành công bom chân không mạnh nhất thế giới

Nga vừa thử nghiệm thành công loại bom chân không mạnh nhất thế giới, quân đội nước này cho biết hôm 11/9, gọi đây là ’’cha của mọi loại bom’’. Loại bom này tạo ra một loại sóng sốc hủy diệt, với sức mạnh tương đương một vụ nổ hạt nhân.

Đăng ngày: 31/07/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News