Những ứng viên sáng giá cho giải Nobel Y học 2019

Các nghiên cứu về di truyền học được dự đoán chiến thắng giải năm nay. Miễn dịch học, ung thư, bệnh truyền nhiễm có ít cơ hội hơn. 

Giải Nobel Y học đã được trao 216 lần từ năm 1901 đến 2018. Năm nay, giải sẽ được công bố ngày 7/10.

David Pendlebury đến từ Clarivate Analytics từng dự đoán chính xác hơn 50 công trình nghiên cứu đoạt giải Nobel sau khi phân tích đánh giá từ các nhà nghiên cứu.

Năm nay, công trình nghiên cứu về đường truyền tín hiệu Wnt của nhà bác học Hà Lan Hans Clevers, Đại học Utrecht, được David dự đoán là một trong những nghiên cứu giành chiến thắng tại lễ trao giải.

John Kappler và Philippa Marrack từ Trung tâm Y tế Quốc gia Do Thái với phát hiện về dung nạp tế bào T, cơ chế giúp tuyến ức loại bỏ các tế bào T khi bị tấn công. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng, mang đến cho giới y khoa những hiểu biết cơ bản và nâng cao về các bệnh tự miễn dịch như viêm khớp dạng thấp và lupus.

Giới phân tích cho rằng giải Nobel Y học năm 2018 đã vinh danh liệu pháp miễn dịch học trong điều trị ung thư, vì vậy rất có thể phải mất hơn một thập kỷ nữa những nghiên cứu về miễn dịch học mới được trao giải. Đây là tin buồn cho Jacques Miller, người khám phá ra chức năng của tuyến ức và chứng minh các tế bào miễn dịch bao gồm tế bào T và B vào những năm 1960.

"Rất nhiều công trình dựa trên kết quả nghiên cứu của Jacques đạt giải Nobel, nhưng chính ông ấy lại chưa được vinh danh lần nào", Phillip Sharp, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), từng nhận giải Nobel Y học năm 1993, nói.


Nhà khoa học Jacques Miller. (Ảnh: University of Melbourne).

Các phát minh về phát triển cá thể - sự kết hợp mang tính cách mạng của kỹ thuật di truyền và khoa học thần kinh - có nhiều cơ hội đoạt giải hơn.

David Allis, Đại học Rockfeller và Michael Grunstein, Viện đại học California,Mỹ, khám phá cách kích hoạt và làm yên lặng gene trong những năm 1990, mở ra những nghiên cứu sau này về biểu sinh. Hai nhà khoa học đã nhận nhiều giải thưởng cho công trình này, trong đó có giải Lasker năm 2018 và Giải Gruber về Di truyền học năm 2016. Rất có thể họ sẽ được xướng tên trong giải Nobel Y học năm nay, đặc biệt kể từ năm 2006 chưa có phát minh nào về biểu hiện gene được trao giải.

Ngoài ra, khám phá về các RNA không mã hóa quy định biểu hiện gene của Joan Steitz, Đại học Yale, cũng có thể giúp ông trở thành chủ nhân giải Nobel Y học 2019. Joan cũng góp phần tìm ra quá trình bật, tắt gene.

Ernst Bamberg ở Viện Vật lý sinh học Max Planck, Karl Deisseroth tại Đại học Stanford và Gero Miesenböck thuộc Đại học Oxford, cũng là những cá nhân có phát hiện lớn lao trong lĩnh vực này.

David nhận định có rất nhiều phát minh về phát triển cá thể có cơ hội chiến thắng giải Nobel năm nay. Điều này gây khó khăn cho ban tổ chức giải thưởng.

Nhà sinh vật học Jason Sheltzer tại Phòng thí nghiệm Cold Spring Harbor là người luôn theo dõi tính định kỳ của các lĩnh vực đạt giải Nobel qua các năm. Ông đã dự đoán chính xác về giải Nobel Y học năm 2018, với công trình nghiên cứu về liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư của hai nhà khoa học James P. Allison và  Tasuku Honjo.

Jason cho biết cứ sau 10 hoặc 20 năm, các lĩnh vực như bệnh truyền nhiễm, miễn dịch và ung thư lại giành chiến thắng. Ông dự đoán ba lĩnh vực này sẽ không đạt giải năm 2019.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau

Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

Đăng ngày: 05/02/2025
7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học

7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học

Ngày 23/3, Hiệp hội Khoa học Trung Quốc đã ban bố một bản "Quy phạm đạo đức khoa học của người làm công tác khoa học". Bản "Quy phạm..." này đưa ra định nghĩa 7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học...

Đăng ngày: 30/01/2025
50 phát minh làm thay đổi thế giới

50 phát minh làm thay đổi thế giới

Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Đăng ngày: 22/11/2024
Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới

Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Đăng ngày: 06/10/2024
Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?

Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Đăng ngày: 25/09/2024
Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới

Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới

Cuốn sách chứa thứ ngôn ngữ mà không ai trên hành tinh có thể đọc đã ra đời từ đầu thế kỷ 15, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.

Đăng ngày: 09/07/2024
Những sự thật thú vị về con tàu Titanic

Những sự thật thú vị về con tàu Titanic

Các nhà thám hiểm đáy biển vừa công bố nguyên nhân khiến con tàu huyền thoại Titanic chìm xuống nước một cách nhanh chóng.

Đăng ngày: 30/06/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News