Nỗ lực cứu cây đa 150 tuổi sau bão lửa Hawaii
Các chuyên gia đang cố gắng cứu cây đa cổ thụ của thị trấn Lahaina, một trong số những "nạn nhân" của thảm họa cháy rừng tại Hawaii.
Những vụ cháy dữ dội tuần trước đã tàn phá thị trấn du lịch Lahaina, làm hư hại hàng nghìn công trình và giết chết ít nhất 110 người, Newsweek hôm 17/8 đưa tin. Sau thảm họa, cây đa 150 tuổi nổi tiếng của thị trấn cũng bị thiêu cháy và chuyển màu đen.
Cây đa 150 tuổi cháy xém khi nhìn từ trên cao hôm 11/8. (Ảnh: Justin Sullivan)
Đa được cho là có khả năng chống cháy kém do lớp vỏ mỏng khiến lửa dễ tiếp cận các tế bào sống bên trong gỗ. Cây ở Lahaina bị cháy nặng trong hỏa hoạn, tán và lá cháy sém còn vỏ thì chuyển đen, nhưng vẫn còn hy vọng cứu được.
"Khi bạn thấy màu đen thì nghĩa là nó đã than hóa, bị đốt cháy, bị carbon hóa và gặp rắc rối lớn. Tôi không thấy than trong một số ít bức ảnh. Chúng ta còn lâu mới thoát khỏi khó khăn, nhưng vẫn có một chút hy vọng", Kevin Eckert, nhà sáng lập kiêm chủ tịch của nhóm bảo tồn phi lợi nhuận Arbor Global, chia sẻ.
"Một nhóm chuyên gia chăm sóc cây đã tới khảo sát và đưa ra kế hoạch chăm sóc khẩn cấp. Kế hoạch đang được tiến hành bởi các công ty xây dựng địa phương có thể tiếp cận khu vực trong giai đoạn hỗn loạn này. Chúng tôi đang làm mọi thứ có thể để giúp cây có cơ hội sống sót cao nhất", Kimberly Flook, phó giám đốc điều hành của Tổ chức Phục hồi Lahaina, cho biết. Hạt Maui xếp cây đa cổ thụ vào danh sách Cây Đặc biệt, nhận được sự bảo vệ tương tự một công trình lịch sử.
Cây đa tại Lahaina trước đám cháy. (Ảnh: iStock).
Cây đa cổ thụ được đưa từ Ấn Độ tới và trồng ở nơi từng là thủ đô của Vương quốc Hawaii năm 1873, đánh dấu kỷ niệm 50 năm một nhóm truyền giáo Tin lành đến đây. Kể từ đó, nó trở thành một cột mốc quan trọng của địa phương.
Cây đa được coi là một trong những mẫu vật lớn nhất thuộc loại này trên thế giới. Đây cũng là cây đa lớn nhất nước Mỹ, cao khoảng 18 m, có tới hơn 46 nhánh thân và tán cây vươn rộng trên diện tích 2.700m2.
"Là cây cổ thụ 150 tuổi ở trung tâm của thị trấn lịch sử, nó đã trở thành điểm tụ tập suốt nhiều năm qua. Các lễ hội luau, festival, các màn biểu diễn hula, dã ngoại, lễ kỷ niệm... diễn ra trong suốt thời gian cây tồn tại. Cây đa thậm chí được thắp sáng vào mỗi tháng 12, trở thành 'cây nghỉ lễ' độc nhất vô nhị của thị trấn. Ở mức độ ít trang trọng hơn, người dân địa phương và khách du lịch tận hưởng bóng mát, những chiếc ghế dài bên dưới và âm thanh của chim mynah mỗi tối", Flook nói thêm.

Giải mã được lý do kiến đạn "đốt đau nhất thế giới"
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện loài kiến 'đốt đau nhất thế giới' là do các độc tố của chúng đi thẳng đến dây thần kinh gây đau của con người.

Cây "ma" bí ẩn sống không cần quang hợp
Không chứa chất diệp lục, không cần ánh sáng Mặt trời, cây bóng ma ẩn sâu trong những khu rừng u tối ở châu Phi và châu Á.

Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới
Trong danh sách 10 loại trái cây được bình chọn là ngon và hiếm nhất thế giới, thì có tới 5 loại quả xuất hiện ở Việt Nam nhưng trong đó có 3 loại quả có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á.

Làm thế nào cây cọ sống sót được sau bão và lốc xoáy?
Nhiều người rất ấn tượng với sức sống mãnh liệt của những cây cọ sống ven bãi biển. Sau khi những trận bão qua đi, nhiều loài thực vật bị phá hủy nhưng cọ thường vẫn sống sót. Vậy lý do là tại sao?

Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam
Hiện nay các loại nấm là món ăn ưa thích của nhiều người. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao chúng còn là nguyên liệu để chế biến những món ăn hấp dẫn.

Cây ô liu 3.000 năm tuổi vẫn ra quả
Dù đã trải qua hơn ba thiên nhiên kỷ, cây ô liu cổ thụ vẫn xanh tốt, ra trái đều đặn, chất lượng cao.
