Nobel Hòa bình 2024 vinh danh tổ chức kêu gọi từ bỏ vũ khí hạt nhân
Ủy ban Nobel Na Uy đã quyết định trao giải Nobel Hòa bình năm 2024 cho chiến dịch kêu gọi xóa bỏ vũ khí hạt nhân của Nhật Bản.
Ủy ban Nobel Na Uy ngày 11/10 đã công bố quyết định trao giải Nobel Hòa bình năm 2024 cho Nihon Hidankyo, một tổ chức của Nhật Bản gồm những người sống sót sau vụ đánh bom nguyên tử vì những nỗ lực "tạo ra một thế giới không có vũ khí hạt nhân".
Ủy ban Nobel đã ca ngợi nỗ lực của Nihon Hidankyo "vì đã chứng minh thông qua lời khai của các nhân chứng rằng vũ khí hạt nhân không bao giờ được sử dụng nữa".
Giải Nobel Hòa bình 2024 thuộc về tổ chức Nihon Hidankyo của Nhật. (Ảnh: X).
Tổ chức này, còn được gọi là Hibakusha, được thành lập bởi những người sống sót sau vụ ném bom nguyên tử của Mỹ xuống 2 thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản vào năm 1945.
"Một ngày nào đó, những người sống sót sau vụ ném bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki sẽ không còn là nhân chứng của lịch sử nữa. Nhưng với nền văn hóa tưởng nhớ mạnh mẽ và cam kết liên tục, các thế hệ mới ở Nhật Bản đang tiếp nối kinh nghiệm và thông điệp của những nhân chứng", Ủy ban Nobel cho biết khi công bố quyết định.
Ủy ban Nobel ca ngợi Nihon Hidankyo vì đã giúp duy trì điều cấm kỵ về hạt nhân, mà ủy ban cho biết là "điều kiện tiên quyết cho một tương lai hòa bình của nhân loại".
Theo Ủy ban Nobel, quyết định trao giải cho Nihon Hidankyo đã nêu bật một thực tế đáng khích lệ rằng, không có vũ khí hạt nhân nào được sử dụng trong chiến tranh trong gần 80 năm qua.
Tuy nhiên, ủy ban thừa nhận rằng giải thưởng năm nay được trao khi "điều cấm kỵ chống lại việc sử dụng vũ khí hạt nhân đang chịu nhiều áp lực".
Khi công bố giải thưởng, chủ tịch Ủy ban Nobel cho biết "những câu chuyện và lời chứng của Hibakusha là lời nhắc nhở quan trọng về việc sử dụng vũ khí hạt nhân là không thể chấp nhận được".
Năm 2022, Ủy ban Nobel Na Uy công bố trao giải Nobel Hòa bình cho nhà hoạt động nữ quyền Iran Narges Mohammadi.
Giải thưởng Nobel ra đời cách đây 120 năm do nhà phát minh Thụy Điển Alfred Nobel khởi xướng, trao giải cho các hạng mục Y học, Vật lý, Hóa học, Văn học và Hòa bình và giải Nobel Kinh tế mới được bổ sung sau này.
Giải thưởng có phần thưởng tiền mặt trị giá 11 triệu kronor Thụy Điển (1 triệu USD).

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau
Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học
Ngày 23/3, Hiệp hội Khoa học Trung Quốc đã ban bố một bản "Quy phạm đạo đức khoa học của người làm công tác khoa học". Bản "Quy phạm..." này đưa ra định nghĩa 7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học...

Sắp diễn ra cuộc săn lùng quái vật hồ Loch Ness lớn nhất trong 50 năm qua, sẽ dùng hàng loạt thiết bị tối tân
Trung tâm hồ Loch Ness ở Scotland đang lên kế hoạch cho dự án truy lùng dấu vết của Quái vật hồ Loch Ness lớn nhất kể từ năm 1972 cho đến nay.

50 phát minh làm thay đổi thế giới
Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Tàu vũ trụ NASA đã đâm thành công vào tiểu hành tinh
Tàu vũ trụ DART của NASA lao vào tiểu hành tinh Dimorphos không nguy hiểm trong thử nghiệm phòng thủ hành tinh đầu tiên trên thế giới.

Chân dung nữ nhà văn Hàn Quốc đầu tiên giành giải Nobel văn học
Han Kang đã vinh dự trở thành nhà văn Hàn Quốc đầu tiên được trao giải Nobel văn học và cũng là nữ văn sỹ thứ 18 giành giải trong lịch sử giải thưởng.
