Nơi an toàn nhất quả đất để tránh thảm họa hạt nhân
Chiến tranh hạt nhân luôn là kịch bản tồi tệ nhất có thể xảy ra trên Trái đất và nếu như vậy, nơi nào được đánh giá an toàn nhất để trú ẩn?
Tiến sĩ Becky Alexis-Martin đến từ Đại học Southampton và Tiến sĩ Thom Daies thuộc Đại học Warwick mới đây đã đưa ra nhận định về vấn đề này trên tờ Guardian (Anh).
Một vụ nổ hạt nhân.
Có thể nói, nhân loại đang trong giai đoạn an toàn nhất nếu so sánh với quá khứ. Nghiên cứu mới đây của Liên Hợp Quốc cho thấy, tỷ lệ tội phạm liên quan đến giết người đã giảm đáng kể ở châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ trong 15 năm qua. Xung đột trên thế giới cũng xảy ra ít hơn kể từ năm 1992.
Mối đe dọa hạt nhân cũng giảm dần. Nhiều căn hầm trú ẩn được cải tạo thành hộp đêm, khu vực tham quan. 5 quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân đã đạt thỏa thuận cấm phổ biến và thử hạt nhân trong suốt 2 thập kỷ qua.
Mối đe dọa hạt nhân gia tăng
Tuy nhiên, sự an toàn này đang có chiều hướng thay đổi. Triều Tiên đã nhiều lần thử hạt nhân. Tháng 9/2016, Bình Nhưỡng thử hạt nhân lần 5 và cũng là lần nước này kích nổ loại vũ khí hủy diệt có cường độ lớn nhất từ trước đến nay.
Mặc dù đa số các nước thành viên của Liên Hợp Quốc ủng hộ đề xuất cấm vũ khí hạt nhân, căng thẳng Nga-NATO, Ấn Độ-Pakistan hay những kịch bản địa chính trị phức tạp đang có chiều hướng gia tăng.
Nam Cực là nơi trú ẩn an toàn nhất, theo các chuyên gia.
Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ William Perry từng phát biểu trong năm nay rằng, mối nguy hại về sự hủy diệt của vũ khí hạt nhân còn lớn hơn giai đoạn những năm 1970, 1980.
Nơi nào an toàn nhất trên Trái đất?
Tiến sĩ Becky Alexis-Martin và Tiến sĩ Thom Daies nhận định, nếu như thảm họa hạt nhân nổ ra, nơi an toàn nhất trên Trái đất chính là Nam Cực.
Không chỉ bởi đây là lục địa luôn có nhiệt độ lạnh giá dưới 0 độ C, Nam Cực cũng là nơi đầu tiên mà các quốc gia đạt thỏa thuận về hạt nhân.
Hiệp ước Nam Cực năm 1959 cấm kích nổ mọi vũ khí hạt nhân và đưa khu vực lạnh giá này trở thành nơi nghiên cứu hòa bình.
Đảo Phục sinh có thể là nơi những người sống sót đứng nhìn thế giới "đối mặt với thảm họa hạt nhân".
Trên thực tế, khu vực lạnh giá trên Trái đất từng được sử dụng là nơi trú ẩn, tránh thảm họa hạt nhân. "Dự án Iceworm" (sâu băng) của Mỹ đã tạo nên một căn cứ bí mật ẩn sâu trong Vòng Bắc Cực. Được biết đến như "thành phố dưới băng", căn hầm này ngày nay đã bị bỏ hoang.
Lựa chọn khác có thể là đảo Phục Sinh ở phía nam Thái bình Dương, cách Nam Mỹ 3.200km. Có mặt tại đây chứng kiến "phần còn lại của thế giới chìm trong thảm họa hạt nhân", những người sống sót có thể tham quan những bức tượng bí ẩn khổng lồ.
Đây là những công trình vĩ đại do người Polynesia cổ đại tạo nên. Họ đã phải chặt cây trên đảo để kéo các bức tượng khổng lồ di chuyển. Điều này vô tình đã biến hòn đảo bị cô lập trở thành "hệ sinh thái hoang tàn".

Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan ngọ ở Việt Nam
Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ Tết truyền thống ở Việt Nam. Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào ngày mùng 5/5 âm lịch. Vậy năm 2021 Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày nào?

Lịch sử phát triển xe đạp
Xe đạp là một phương tiện giao thông có lịch sử phát triển lâu đời và trước tình hình chi phí nhiên liệu leo thang, người ta lại tìm về với xe đạp như một giải pháp vừa tiết kiệm.

Những điều mà bạn không thể tin nổi là sự thật
Đôi khi có những điều hiển nhiên nhưng lại không ai có thể ngờ rằng nó là sự thật. Ở đây cũng vậy, chúng tôi sẽ gửi đến các bạn 17 thông tin "không tưởng" sau.

7 con số ám ảnh đáng sợ trên khắp thế giới
Ngoài những con số 13, 666 mà nhiều người biết tượng trưng cho xui xẻo, chết chóc, ma quỷ thì còn 7 con số khác cũng gây ám ảnh đáng sợ khắp thế giới.

Những con số thú vị về chiều cao trung bình trên thế giới
Chiều cao trung bình của các quốc gia trên thế giới đó là 177 cm đối với nam và 163,7 cm đối với nữ.

Những ghi chép về loài rồng "có thật" trong lịch sử
Rồng là linh vật trong truyền thuyệt được coi là sản phẩm trong trí tưởng tượng của loài người. Tuy nhiên có rất nhiều câu chuyện, truyền thuyết huyền bí đã ghi nhận sự xuất hiện của loài sinh vật to lớn, biết bay,biết khạc ra lửa này.
