Nông dân Australia muốn tiêu diệt loài chuột túi

Ngoài nỗi lo hạn hán, lũ lụt ảnh hưởng tới mùa màng, người nông dân Australia còn gánh thêm một mối lo khác - đó là chuột túi (kangaroo).

Những "thành tích bất hảo" phá hoại tài sản của loài chuột này khiến các gia đình nông dân mỗi năm thiệt hại hàng chục nghìn AUD và mơ ước lớn nhất của họ là "giết tận gốc" loài vật có hại này.

Biểu tượng quốc gia của Australia tiếp tục được coi là "cái gai" trong mắt nhiều nông dân bởi số lượng của chúng ngày càng sinh sôi nảy nở và đương nhiên, điều này "tỷ lệ nghịch" với sản lượng mùa màng thu hoạch hàng năm của gia đình họ.

"Lão nông" Stephen Tull, sinh sống tại một làng nhỏ thuộc tiểu bang Queensland, cho biết có lần ông đã chứng kiến có tới 2.500 con chuột túi đang cùng nhau "tàn sát" cánh đồng lúa mạch của gia đình. Ông cho biết, mỗi năm chúng phá của ông số tài sản giá trị lên tới 30.000 AUD.

Nhiều gia đình nông dân cho biết cách tốt nhất để bảo vệ mùa màng là tiêu diệt bớt số lượng kangaroos hiện nay.

Trước đó, ngay tại thủ đô Canberra, chính quyền thành phố này đã có kế hoạch bắn hơn 3.000 con chuột túi ở ngoại ô, bởi chúng đang sinh sôi rất nhanh, ăn hết các thảm cỏ - vốn là môi trường sinh sống của nhiều loài vật khác.

Bộ Quốc phòng Australia muốn thuê các tay thợ săn chuyên nghiệp để thực hiện việc này. Hiện ở ngoại ô của thủ đô, mật độ kangaroo lên tới 1.100 con/km vuông - mức kỷ lục ở khu vực này từ trước đến nay.

Mỗi năm có hàng triệu con chuột túi bị tiêu diệt ở các vùng nông thôn Australia, nhưng kế hoạch xử lý 3.000 con ở quanh thủ đô Canbrra đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ.

Một số chính trị gia chỉ trích rằng quyết định này sẽ khiến hình ảnh của chính quyền trở nên "tàn bạo".

Bộ Quốc phòng Australia bình luận rằng những con chuột túi đó không thiếu ăn, nhưng đang phá hoại môi trường sống của nhiều sinh vật sống trong các vùng đồng cỏ và đe dọa sự đa dạng sinh học.

Hiện các nhà khoa học đang nỗ lực thử nghiệm thuốc uống tránh thai dành cho chuột túi./.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Đăng ngày: 21/04/2025
Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên. 

Đăng ngày: 18/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 13/04/2025
Vì sao biển thường có màu xanh?

Vì sao biển thường có màu xanh?

Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News