Nóng quá khiến động vật "phát rồ" ở Ấn Độ
Theo Hãng tin AFP, truyền thông Ấn Độ đã ghi nhận những trường hợp hành xử kỳ lạ của động vật do tình trạng nắng nóng và hạn hán kéo dài ở nước này.
Phụ nữ Ấn đập bình chứa nước để phản đối chuyện chính quyền không đảm bảo nước sinh hoạt - (Ảnh: REUTERS).
Nhân viên kiểm lâm P. N. Mishra nêu trường hợp 15 con khỉ ở khu bảo tồn Joshi Baba đã bị chết vì đánh nhau để tranh giành nguồn nước. Theo ông, đây là hành vi hiếm xảy ra và lạ lùng ở loài khỉ.
Trong khi đó, đã có những ghi nhận về nhiều trường hợp hổ bỏ rừng vào làng tìm nước uống khiến người dân lo sợ.
Nhiều ngày qua, nắng nóng được ghi nhận ở mức trên 50 độ C tại nhiều vùng ở Ấn Độ. Có thông tin cho rằng nắng cũng khiến con người phát rồ.
Ở bang Jharkhand, một người đã nổi nóng đâm sáu người khác vì bị ngăn lấy thêm nước ở một điểm cấp nước công cộng. Thậm chí ở bang Tamil Nadu, một người đàn ông 33 tuổi đã bị đâm chết vì chuyện tranh chấp nước sinh hoạt tương tự.

2019 được dự báo là năm nóng nhất trong lịch sử
Nhiều trung tâm dự báo khí tượng thủy văn hàng đầu thế giới nhận định năm 2019 là nóng nhất trong lịch sử do tác động của biến đổi khí hậu và hiện tượng El Nino.

Ta nuốt vào bụng ít nhất 50.000 hạt vi nhựa mỗi năm
Mỗi người trung bình ăn ít nhất 50.000 hạt vi nhựa mỗi năm và hít vào một khối lượng tương tự, theo một nghiên cứu mới đây.

Phát hiện mới về nguyên nhân hàng đầu khiến mực nước biển dâng cao
Một nghiên cứu của các nhà khoa học Australia công bố ngày 3/6 cho thấy các trận động đất lớn cũng là nguyên nhân khiến mực nước biển dâng cao tại các đại dương.

Nắng nóng 50 độ C, Ấn Độ cảnh báo đỏ
Nắng nóng gay gắt ở nhiều khu vực của Ấn Độ khiến nhà chức trách phải phát cảnh báo đỏ - mức cao nhất. Đã có người chết do sốc nhiệt.

Người La Mã cổ đại là tác nhân làm thay đổi khí hậu ở châu Âu cách đây 2.000 năm
Theo một nghiên cứu mới được công bố, các nhà khoa học cho rằng người La Mã cổ đại đã có những tác động làm thay đổi khí hậu từ hàng ngàn năm trước.

Nghe nhạc trực tuyến có thể làm biến đổi khí hậu?
Việc phát nhạc trên các thiết bị có kết nối Internet thực chất đã làm tăng lượng khí carbon đáng kể.
