Nắng nóng kỷ lục ở Ấn Độ, bò ngất lịm trên ruộng

Nắng nóng kỷ lục ở Ấn Độ trong nhiều thập kỷ qua khiến nông dân điêu đứng.

Một số nơi ở Ấn Độ đang phải trải qua cái nóng 40 - 47 độ C. Nhà khí tượng Michael Guy nói với CNN rằng năm nay toàn bộ Ấn Độ chứng kiến sự tăng nhiệt độ chưa từng có.

Trời nóng đến mức bang Bihar phải áp lệnh cấm nấu ăn từ 18h đến 21h để chống cháy rừng.


Trong ảnh, nông dân ở làng Gondiya, bang Uttar Pradesh hôm 21/4 cố cứu chữa cho con bò bị ngất trên ruộng vì nắng nóng và khát.

Giới chức Ấn Độ cho biết mực nước ngầm đang ngày càng cạn kiệt. Người Ấn Độ sẽ phải đợi chờ ít nhất cho tới giữa tháng 6 khi mưa đến. Hơn 150 nhà hoạt động môi trường của Ấn Độ đã gửi thư ngỏ đến thủ tướng, bày tỏ sự lo ngại về tác động tiêu cực của hạn hán đến nông thôn.


Người đàn ông đang cầm súng đứng gác tại hồ chứa nước bang Madhya Pradesh, miền trung Ấn Độ để tránh nạn ăn cắp nước.


Nông dân và đàn gia súc đi dưới lòng sông Mansaita, bang Madhya Pradesh khô cạn hôm 4/5.

Theo CNN, sự kết hợp giữa nhiệt độ cao và độ ẩm thấp khiến Ấn Độ trở thành điểm nóng toàn cầu về các bệnh do thời tiết nóng. Ít nhất 370 người đã chết. Năm 2015, hơn 1.300 người ở bang này chết vì nắng nóng trong khi con số trên toàn đất nước là 2.500.


Đồng ruộng khô nứt nẻ ở phía đông thành phố Hyderabad thuộc bang miền nam Telangana của Ấn Độ. Ảnh chụp hôm 25/4.

Hơn 10 thành phố có nhiệt độ cao nhất của Ấn Độ đang hợp tác tìm cách giúp đỡ nông dân, những người không thể có tiền để sử dụng máy điều hòa nhiệt độ. Theo thống kê của giới chức Ấn Độ, 79% hồ chứa nước đã cạn khô, lưu lượng nước trên các con sông ít hơn 75% so với trung bình 10 năm qua.


Cô bé đang chỉ vào chữ đánh dấu trên chiếc can khi đi lấy nước tại một điểm cấp nước ở Mumbai.


Cậu bé trong ảnh đang được uống nước giếng, chỉ được lọc một cách thô sơ qua miếng vải.

Hơn 300 gia đình ở miền tây Ấn Độ đã di cư đến Mumbai do không thể sống ở nơi có thời tiết nắng nóng quá khắc nghiệt.

Thiếu nước khiến người dân phải dùng cả nước giếng, bất chấp việc có thể bị các bệnh tiêu hóa.

Nitya Jacob, người đứng đầu cơ quan quản lý nước của Ấn Độ cho biết tình trạng thiếu nước uống chủ yếu xảy ra ở các vùng nông thôn. Chính phủ Ấn Độ cho biết 330 triệu người bị ảnh hưởng do nắng nóng.


Người bộ tộc Lambadi lấy nước từ đường ống bị rò rỉ trên một con đường ở phía đông thành phố Hyderabad.


Người đàn ông đi bộ trong lòng hồ khô cạn ở làng Gunda Dam, miền tây Ấn Độ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 26/01/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 25/01/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 17/01/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 16/01/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 15/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News