Nụ cười nàng Mona Lisa sắp giải mã được?

Sử dụng quang phổ tia X huỳnh quang để xem xét kỹ thuật vẽ tranh sử dụng nhiều lớp màu sơn của Leonardo da Vinci là cách thức mới nhất của các nhà khoa học nhằm giải mã nụ cười bí ẩn của nàng Mona Lisa.

Nụ cười nàng Mona Lisa sắp giải mã được?

Nàng Mona Lisa và nụ cười bí ẩn từng làm đau đầu nhiều nhà nghiên cứu. Ảnh: Telegraph.

Các nhà khoa học Pháp đã tiến hành nghiên cứu bảy bức tranh của Leonardo da Vinci được đặt trong bảo tàng Louvre, Paris, trong đó có bức họa nổi tiếng Mona Lisa nhằm phân tích kỹ thuật vẽ tranh đã đưa những tác phẩm của nhà danh họa này lên hàng kiệt tác. Đây cũng là những nỗ lực của các nhà khoa học trong việc tìm kiếm câu trả lời về nụ cười của nàng Mona Lisa.

Các chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu và phục hồi tranh của Viện bảo tàng Pháp đã phát hiện ra rằng danh họa Da Vinci đã sử dụng đến 30 lớp màu vẽ để có thể tạo ra sự tinh tế và hoàn hảo nhất cho bức tranh của mình. Và theo như nhà nghiên cứu cứu Philippe Walter thì mỗi lớp màu vẽ có độ dày nhỏ hơn 40 micrometer hoặc 1/2 độ dày của sợi tóc con người.

Kỹ thuật vẽ được gọi là “sfumato” mà Da Vinci sử dụng tạo nên sự mờ ảo, chiều sâu và bóng tối cho bức tranh của ông. Các nhà khoa học đã từng cố gắng nghiên cứu kỹ thuật này của Da Vinci nhưng gặp phải hạn chế là buộc phải lấy mẫu từ các bức tranh.

Hiện nay, các nhà nghiên cứu Pháp đã sử dụng một kỹ thuật mà công nghệ của nó cho phép không phải xâm hại đến các bức tranh. Đó là kỹ thuật quang phổ huỳnh quang tia X. Kỹ thuật này cho phép nghiên cứu về các lớp màu vẽ và thành phần hóa học của nó mà không cần phải lấy mẫu từ các bức tranh.

Các máy chiếu tia X sẽ được mang đến khi bảo tàng đóng cửa và tiến hành nghiên cứu với các bức vẽ. Tiến sĩ Walter nói: “Bây giờ chúng tôi có thể tìm ra được sự pha trộn màu sắc mà họa sĩ đã sử dụng trong các lớp màu vẽ. Và đây là điều rất quan trọng để có thể hiểu về kỹ thuật”.

Những phân tích về các bức vẽ khác nhau của Da Vinci đã cho thấy ông luôn cố gắng tìm tòi và đổi mới phương pháp vẽ của mình. Trong bức họa “Mona Lisa”, Da Vinci đã sử dụng mangan oxit để đánh bóng bức tranh. Nhưng trong các bức tranh khác, ông đã sử dụng đồng. Mặc dù, thường xuyên hơn, ông sử dụng một lớp men sứ.

Nguồn: Telegraph

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News