Nụ hôn vĩnh cửu của cặp tình nhân bên nhau 2.800 năm

Hai bộ xương tại một địa điểm khảo cổ ở Iran nằm trong tư thế hướng về nhau như thể trao cho nhau nụ hôn vĩnh cửu.

Năm 1972, Robert Dyson và nhóm nghiên cứu tại Đại học Pennsylvania, Mỹ, phát hiện hai bộ xương tại địa điểm khảo cổ Teppe Hasanlu, Iran, đang nằm hướng về nhau như thể đang trao cho nhau nụ hôn vĩnh cửu, theo Ancient Origins. Hai bộ hài cốt có niên đại 2.800 năm này được mệnh danh là "Đôi tình nhân Hasanlu".

Nụ hôn vĩnh cửu của cặp tình nhân bên nhau 2.800 năm
Nụ hôn vĩnh cửu dài 2.800 năm của hai bộ xương tại Iran. (Ảnh: Ancient Origins).

Teppe Hasanlu, một thành phố cổ nằm ở tây bắc Iran, liên tục có người sinh sống từ thiên niên kỷ 6 trước Công nguyên đến thế kỷ 3. Địa điểm khảo cổ này được khai quật bởi các nhà khoa học tại Bảo tàng Penn, Đại học Pennsylvania và Bảo tàng Metropolitan, Mỹ, từ năm 1956 đến 1974. Teppe Hasanlu từng nhiều lần bị hỏa hoạn tàn phá trong quá khứ.

Khi được trưng bày tại Bảo tàng Penn vào giữa thập kỷ 1970-1980, hai bộ xương trở thành chủ đề của nhiều cuộc tranh luận do các đặc điểm để xác định giới tính của bộ xương bên trái không rõ ràng.

Ban đầu một số nhà nghiên cứu cho rằng hai hài cốt này đều là nam giới. Tuy nhiên, các chuyên gia sau này cho rằng người nằm bên trái là phụ nữ do mang nhiều đặc điểm nữ tính hơn. Bộ xương "nữ" phía bên trái đang đưa tay chạm vào mặt người yêu.

Người nằm ở bên trái có độ tuổi khoảng 30-35 khi chết. Trong khi đó, người nằm ở bên phải được cho là một nam giới trẻ, có độ tuổi từ 20-22. Cả hai đều có những chấn thương và thương tích nghiêm trọng trên cơ thể. Theo các chuyên gia, họ chết ngạt cùng nhau khi Teppe Hasanlu bị phá hủy bởi một vụ hỏa hoạn lớn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thi thể quý tộc Trung Quốc vẫn nguyên vẹn sau 1.000 năm

Thi thể quý tộc Trung Quốc vẫn nguyên vẹn sau 1.000 năm

Quan tài và thi thể được khai quật ở làng Zhizhu thuộc huyện An Hóa, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Người đàn ông được cho chết dưới thời nhà Minh (năm 1368 - 1644) hoặc nhà Thanh (1644 - 1912).

Đăng ngày: 04/09/2017
Trứng khủng long bay sống cách đây 66 triệu năm có màu gì?

Trứng khủng long bay sống cách đây 66 triệu năm có màu gì?

Trứng màu xanh được tìm thấy ở nhiều loài chim hiện đại và người ta xưa nay vẫn cho rằng chỉ có các loài động vật thuộc họ chim mới có trứng xanh.

Đăng ngày: 03/09/2017
Chú lừa con phát hiện ra di tích hầm mộ nghìn năm

Chú lừa con phát hiện ra di tích hầm mộ nghìn năm

Câu chuyện về cách mà khu hầm mộ ngàn năm này được phát hiện cũng khiến người ta phải thốt lên:

Đăng ngày: 03/09/2017
Dấu chân 5,7 triệu năm ở Hy Lạp thách thức thuyết tiến hóa

Dấu chân 5,7 triệu năm ở Hy Lạp thách thức thuyết tiến hóa

Các nhà khoa học với việc phát hiện ra hóa thạch của Australopithecus ở nam và đông Phi trong những năm giữa thế kỷ 20 đã cho rằng nguồn gốc con người bắt nguồn từ châu Phi.

Đăng ngày: 03/09/2017
Thành phố La Mã bị sóng thần nhấn chìm cách đây 1.600 năm

Thành phố La Mã bị sóng thần nhấn chìm cách đây 1.600 năm

Ông Mounir Fantar cho rằng đây là “một phát hiện lớn”, cuộc thám hiểm dưới nước còn phát hiện ra các dấu hiệu về đường phố, đài tưởng niệm.

Đăng ngày: 01/09/2017
Không phải Megalodon, đây mới là kẻ đầu tiên

Không phải Megalodon, đây mới là kẻ đầu tiên "thống trị" đại dương

Theo tài liệu khảo cổ của các nhà khoa học sau khi phát hiện hóa thạch của chúng ở vùng trung tây nước Mỹ, Cladoselache chính là tổ tiên của loài cá mập.

Đăng ngày: 01/09/2017
Phát hiện mới về nguồn gốc loại rượu vang cổ xưa nhất thế giới

Phát hiện mới về nguồn gốc loại rượu vang cổ xưa nhất thế giới

Loại rượu vang cổ xưa nhất trên thế giới có thể có nguồn gốc từ Italy. Các nhà nghiên cứu đã công bố phát hiện này sau khi tìm thấy dấu vết của nho lên men 6.000 năm tuổi tại đảo Sicily, miền Tây Italy.

Đăng ngày: 01/09/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News