Nữ sinh chế tạo robot đi học thay người

Nữ sinh 16 tuổi ở Ajman đang phát triển loại robot có thể thay thế cho những học sinh không thể đến lớp vì lý do sức khỏe.

Fatima Al Kaabi, 16 tuổi, được biết đến như nhà phát minh trẻ nhất tại Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Sản phẩm của Al Kaabi đang trong quá trình thử nghiệm.

Được sự giúp đỡ của các thầy cô, em đã triển khai một mẫu tương tự với tính năng ít hơn tại trường Quốc tế Manor Hall, nơi mình đang theo học.

"Với sự hỗ trợ của nhà trường, em có thể mang robot đến lớp cho chạy thử, sau đó rút kinh nghiệm để phát triển mẫu thử nghiệm đang nghiên cứu. Chúng em đang cố gắng để những học sinh không đủ sức khỏe có thể sử dụng mẫu robot của mình", Al Kaabi thông tin.

Nữ sinh chế tạo robot đi học thay người
Al Kaabi bắt đầu có những phát minh đầu tiên khi mới 7 tuổi. (Ảnh: YouTube).

Dự án này còn được mong chờ sẽ góp phần thay đổi phương thức học tập trong tương lai.

Thông qua website, học sinh có thể kiểm soát robot khi nó thay họ đi học. Khuôn mặt của học sinh sẽ hiện lên màn hình chiếu được gắn trên robot. Bên cạnh đó, robot cũng được trang bị cảm biến để tránh va chạm hoặc bị rơi.

"Trong tương lai, em hy vọng thêm một vài tính năng sử dụng trí thông minh nhân tạo", Al Kaabi chia sẻ.

Nữ sinh cho biết ý tưởng này xuất phát từ một câu nói đùa. Vài năm trước, em từng nghỉ học để tham gia các hoạt động khác. Sau đó, em phải ở lại trường với giáo viên sau giờ học.

Nhận ra rằng một phát minh như vậy sẽ giúp ích cho nhiều người, Al Kaabi quyết định tập trung nghiên cứu và phát triển. Đối tượng mà cô bé hướng đến là những học sinh bị ốm, đặc biệt là bệnh nhân ung thư.

Nữ sinh cấp 3 này từng nhận giải UAE Pioneers Award và là người chiến thắng tại UAE Robotics Olympics. Theo Al Bawaba, Al Kaabi có sáng chế đầu tiên khi mới 7 tuổi.

Đến nay, em đã phát triển 12 phát minh, gồm máy in chữ nổi Braille, robot nhiếp ảnh, bộ sưu tập túi năng lượng mặt trời, bánh xe thông minh giúp tài xế không phân tâm và sử dụng điện thoại trên đường, vành đai điện tử dành cho người khiếm thính và vòng tay điện tử (đang được phát triển để tăng cường an ninh tại Dubai Expo 2020).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những công nghệ được kỳ vọng sẽ thay đổi cuộc sống của con người trong tương lai

Những công nghệ được kỳ vọng sẽ thay đổi cuộc sống của con người trong tương lai

Lọc nước biển thành nước ngọt, vắc xin điện tử chữa bách bệnh... những công nghệ này sẽ giúp cải thiện cuộc sống con người trong tương lai.

Đăng ngày: 28/02/2018
Bitcoin là gì?

Bitcoin là gì?

Dự án “tiền tệ ảo thử nghiệm” này đang trở thành một trong những chủ đề nóng nhất của giới công nghệ cũng như giới kinh tế.

Đăng ngày: 28/02/2018
Nga ấp ủ trình làng máy bay lai trực thăng đầu tiên trên thế giới

Nga ấp ủ trình làng máy bay lai trực thăng đầu tiên trên thế giới

Người đứng đầu Cục Thiết kế Phát triển Kamov Nga xác nhận với phóng viên hãng tin Sputnik rằng công ty đang phát triển trực thăng lai đầu tiên trên thế giới.

Đăng ngày: 06/12/2017
Trung Quốc: Thủy phi cơ lớn nhất thế giới sắp bay chuyến đầu tiên

Trung Quốc: Thủy phi cơ lớn nhất thế giới sắp bay chuyến đầu tiên

Được thiết kế để trở thành chiếc thủy phi cơ lớn nhất thế giới, AG600 có độ dài 37m, với sải cánh dài 38,8m và trọng tải cất cánh tối đa là 53,5 tấn.

Đăng ngày: 06/12/2017
Ứng dụng thép tạo hình nguội để xây dựng nhà có khả năng chống động đất

Ứng dụng thép tạo hình nguội để xây dựng nhà có khả năng chống động đất

Để kiểm tra kết cấu của loại thép tạo hình nguội, một nhóm kỹ sư đến từ ĐH. San Diego đã xây dựng thử nghiệm một tòa nhà ứng dụng loại thép CFS cao 6 tầng trên một đế rung khổng lồ ở ngoài trời.

Đăng ngày: 06/12/2017
Mái nhà siêu bền làm từ rác thải ở Ấn Độ

Mái nhà siêu bền làm từ rác thải ở Ấn Độ

Mái lợp được làm từ rác thải tái chế có chi phí rất rẻ, được sản xuất để giúp đỡ người nghèo sinh sống trong các khu nhà ổ chuột.

Đăng ngày: 05/12/2017
Mở khóa điện thoại bằng môi, tai và nhịp tim

Mở khóa điện thoại bằng môi, tai và nhịp tim

Hiện tại, cảm biến vân tay và nhận diện khuôn mặt kiểu Face ID là hai trong số các phương pháp bảo mật sinh trắc thịnh hành nhất.

Đăng ngày: 05/12/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News