Núi lửa đảo Sicily đột ngột phun trào, 10 người bị thương
Không hề có dấu hiệu báo trước, núi lửa Etna trên đảo Sicily, Ý vào ngày 16/3 đã kích hoạt một vụ nổ khủng khiếp, tống ra mắc ma và hơi nước ở nhiệt độ cực cao khiến nhiều du khách, nhà khoa học bị thương.
Các du khách đã lũ lượt kéo nhau đến núi Etna (tại đảo Sicily, quê hương của mafia Ý) để quan sát quang cảnh đầy ấn tượng của một núi lửa đang hoạt động, nhưng không ngờ đúng ngay dịp một luồng mắc ma phun ra vào thời điểm tuyết rơi, gây nên vụ nổ.
Núi lửa Etna đang trong tình trạng hoạt động.
Phóng viên mảng khoa học của đài BBC Rebecca Morelle cấp báo trên Twitter: "Nhiều người bị thương - một số bị ở đầu, các vết phỏng, vết cắt, bầm, đủ cả".
"Trốn chạy khỏi ngọn núi đang trút xuống các tảng đá đủ cỡ, chạy tránh đá cuội phỏng như lửa và luồng hơi nước ở nhiệt độ đun sôi, là trải nghiệm mà tôi ắt hẳn muốn cạch đến già", cô viết trên Twitter.
Phóng viên này bổ sung rằng đã nghe một "tiếng nổ khủng khiếp" làm phun trào đất đá và hơi nước như mưa rơi về phía những người đang đứng gần đó.
Tổng cộng có đến 6 phóng viên của BBC trong số ít nhất 10 người bị thương, theo thông tin từ đài này.
Chủ tịch Câu lạc bộ Alpine Ý tại Catania, Umberto Marino kể lại trong lúc đang đi bộ lên núi thì gặp phải đám đông hỗn loạn đang chạy về hướng mình.
"Những thứ phun ra từ núi lửa đã rơi xuống đất, quất thẳng vào đầu và cơ thể của những người ở gần nhất", theo trang Catania Today dẫn lời ông Marino.
Đội phóng viên BBC có mặt để ghi hình núi lửa Etna phun. (REUTERS).
Theo hãng thông tấn Ý ANSA, 6 nạn nhân đã phải nhập viện, hầu hết do chấn thương đầu. May mắn là không ai nguy hiểm đến tính mạng. Vụ phun trào xảy ra lúc 11 giờ 43 (giờ địa phương) ngày 16/3.
Núi lửa Etna đang trong tình trạng hoạt động suốt 3 ngày qua, tạo nên cảnh tượng đáng nhớ cho những người thưởng lãm, cho đến khi họ gặp tai nạn từ trên trời rơi xuống này.

Tại sao bầu trời có màu xanh?
Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đảo rắn Brazil - nơi kinh hoàng nhất thế giới
Đảo rắn tại Brazil sở hữu vẻ đẹp tựa thiên đường nhưng với gần 400.000 con rắn độc bậc nhất thế giới vừa là nỗi sợ, vừa kích thích sự hiếu kỳ của du khách ưa mạo hiểm.

Hiện tượng La Nina là gì?
La Nina là hiện tượng nước biển lạnh đi so với bình thường, đây là một hiện tượng trái ngược lại với hiện tượng El Nino (nước biển nóng lên).

Bí ẩn về hồ Baikal - Hồ nước lớn nhất thế giới
Hồ Baikal là hồ nước ngọt có một không hai trên thế giới nằm ở phía Đông Siberia (LB Nga) rộng 31.722 km² với độ sâu trung bình là 744m.

Hiệu ứng nhà kính là gì?
Hiệu ứng nhà kính là hiệu ứng làm cho không khí của Trái đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất; mặt đất hấp thu nóng lên lại bức xạ sóng dài vào.

Thời kỳ “tiểu băng hà” là nguyên nhân của dịch bệnh, các đế chế sụp đổ và di cư
Hiện nay, một nhóm các nhà nghiên cứu đang cân nhắc đến một loại khác của tình trạng biến đổi khí hậu—một thời kỳ tiểu băng hà—mà họ nói đã khiến một số đế chế ở Á-Âu, bao gồm đế chế La Mã, lụi tàn hoặc sụp đổ
