Núi lửa Hawaii phun ra cả mưa đá quý, người dân Hawaii tha hồ nhặt

Vụ phun trào núi lửa Kīlauea tại Hawaii đã gây ra vô vàn thiệt hại, và có vẻ Mẹ Thiên nhiên thấy đôi chút hối hận, tặng lại người dân nơi đây mấy viên tinh thể màu xanh lá, có tên là olivine, để làm quà. Vài tháng trước, nham thạch tuôn trào trên đường phố Hawaii, hiện tại, nơi đây đang mưa đá quý.

Các nhà khoa học hứng thú tột cùng, chúng ta gãi đầu không hiểu chuyện gì đang xảy ra còn người dân Hawaii đổ ra đường tìm kiếm đá quý.

Núi lửa Hawaii phun ra cả mưa đá quý, người dân Hawaii tha hồ nhặt
Tinh thể màu xanh lá có tên là olivine.

Trước khi bạn đặt vé sang Hawaii kiếm chút tiền tiêu, bạn hãy trang bị cho mình kiến thức về sự kiện khoa học hiếm có này.

Về mặt hóa học mà nói, olivine là một khoáng chất rất thường thấy, nó là khoáng vật sắt magie silicat. Những vụ phun trào núi lửa sẽ làm loại đá này lộ diện trên mặt đất, những sự kiện núi lửa phun trào này cũng sẽ khiến đá hỏa sinh có màu xanh rêu.

Thợ kim hoàn gọi loại đá này là peridot. Chúng bắn ra từ vụ phun trào núi Kīlauea, mưa xuống dưới dạng những hạt peridot nhỏ như hạt cát. Hiện tại, người dân Hawaii cứ để ý tìm kiếm là sẽ thấy loại đá quý này rải rác đây đó.

Vụ phun trào này đã bắn magma lên cao, ngay tại độ cao ấy, nhiệt độ kết tinh cao đã khiến sắt magie silicat biến thành đá olivine trước khi chúng chạm đất. Về cơ bản, là đá nóng bay lên cao, mưa xuống thành từng "cơn peridot".

Núi lửa Hawaii phun ra cả mưa đá quý, người dân Hawaii tha hồ nhặt
Chúng bắn ra từ vụ phun trào núi Kilauea, mưa xuống dưới dạng những hạt peridot nhỏ như hạt cát.

Đá peridot cũng bán được kha khá tiền đó, một carat (0,2 gram) được từ 50 đến 80 USD. Có điều khi mà đá peridot có thể nhặt ngay ngoài đường, thu về từng xu một thì có lẽ chúng sẽ không được giá đến thế.

Nhưng mà ít ra đá peridot vẫn có mã ngoài đẹp đẽ, vẫn là chút quà tạ lỗi từ vụ phun trào núi lửa đáng sợ tại Hawaii.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Xuất hiện áp thấp nhiệt đới trên biển Đông, đêm nay Hà Nội có mưa to

Xuất hiện áp thấp nhiệt đới trên biển Đông, đêm nay Hà Nội có mưa to

Hồi 07 giờ, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 21,5 độ Vĩ Bắc; 118,5 độ Kinh Đông, cách Đài Loan khoảng 240km về phía Tây Nam.

Đăng ngày: 14/06/2018
Thế giới sẽ khan hiếm rau xanh vì biến đổi khí hậu?

Thế giới sẽ khan hiếm rau xanh vì biến đổi khí hậu?

Nếu tình trạng Trái đất ấm lên vẫn tiếp diễn như xu hướng hiện nay, vào năm 2100, nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng 4 độ C, từ đó làm sụt giảm 31,5% sản lượng rau xanh trung bình trên thế giới.

Đăng ngày: 14/06/2018
8 núi lửa tiềm ẩn nguy hiểm nhất thế giới

8 núi lửa tiềm ẩn nguy hiểm nhất thế giới

Núi lửa Fuego phun trào đầu tháng 6 để lại thiệt hại nặng nề cho Guatemala. Tuy nhiên đây vẫn không phải núi lửa tiềm ẩn thảm họa kinh hoàng nhất thế giới.

Đăng ngày: 13/06/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Giật mình với số lượng nhựa bạn đang ăn vào miệng mỗi năm

Giật mình với số lượng nhựa bạn đang ăn vào miệng mỗi năm

Có lẽ đến thời điểm này, nhiều người trong chúng ta cũng hiểu được rằng nhựa có thể khiến môi trường ô nhiễm kinh khủng đến mức nào.

Đăng ngày: 12/06/2018
WWF: Địa Trung Hải sắp trở thành

WWF: Địa Trung Hải sắp trở thành "biển nhựa"

Báo cáo của WWF cho biết mật độ các hạt nhựa tại Địa Trung Hải cao gần gấp 4 lần so với các vùng biển khác trên thế giới.

Đăng ngày: 12/06/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News