Núi lửa Nhật Bản thức giấc sau nhiều năm ngủ yên

Ngọn núi lửa phía tây nam Nhật Bản phun trào lần đầu tiên sau 6 năm ngừng hoạt động, phủ tro bụi lên các thành phố, thị trấn gần đó.

Núi lửa Shinmoe thuộc dãy núi Kirishima nằm trên biên giới của các tỉnh Kagoshima và Miyazaki, Nhật Bản, phun trào dữ dội sau 6 năm ngừng hoạt động vào hôm 11/10, theo Japan Times. Cơ quan khí tượng Nhật Bản nâng mức cảnh báo hoạt động của núi lửa Shinmoe lên cấp độ 3 trong thang cảnh báo 5 cấp của quốc gia này. Cấp độ 5, mức cảnh báo cao nhất, kêu gọi mọi người di tản.


Núi lửa Shinmoe phun trào. (Video: YouTube).

Khu vực núi lửa Shinmoe bắt đầu xuất hiện những trận động đất nhỏ kể từ cuối tháng 9, do sự di chuyển của magma và nước nóng dưới lòng đất. Điều này khiến Cơ quan khí tượng Nhật Bản nâng cảnh cáo lên cấp độ 2 vào ngày 5/10 để hạn chế người dân đi vào khu vực gần miệng núi lửa. Chính phủ Nhật Bản đã thành lập một đơn vị liên lạc tại văn phòng Thủ tướng để thu thập thông tin.

Vụ phun trào tạo ra cột tro bụi cao 300m phía trên miệng núi lửa. Theo cảnh sát địa phương, một lượng nhỏ tro bụi núi lửa rơi xuống ba thành phố và thị trấn Takaharu ở Miyazaki nhưng chưa ghi nhận bất kỳ thương vong nào. Tại Takaharu, nhiều người đi đường phải dùng ô để che chắn trước tro bụi núi lửa.

Núi lửa Nhật Bản thức giấc sau nhiều năm ngủ yên
Núi lửa Shinmoe phun trào sau 6 năm ngừng hoạt động, che phủ tro bụi đến các thành phố và thị trấn gần đó. (Ảnh: AP).

Đợt phun trào lớn cuối cùng của núi lửa Shinmoe xảy ra vào ngày 7/9/2011. Yoshinari Imanishi, một quan chức cấp cao 66 tuổi làm việc tại Hiệp hội Du lịch địa phương, bày tỏ lo lắng trước những thiệt hại có thể xảy ra khi núi lửa Shinmoe thức giấc.

"Cách đây 6 năm, núi lửa Shinmoe làm chúng tôi phải đi sơ tán. Hy vọng đợt phun trào này sẽ không tác động đến cảnh đẹp mùa thu nơi đây", ông Imanishi nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 25/03/2018
Bão Khanun suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Bão Khanun suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Hồi 04 giờ ngày 15/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,0 độ Vĩ Bắc; 115,6 độ Kinh Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 520km về phía Đông.

Đăng ngày: 15/10/2017
Nhật Bản - xứ sở của những vụ trượt đất lớn

Nhật Bản - xứ sở của những vụ trượt đất lớn

Về mặt lịch sử hình thành địa chất, nước Nhật là một quần đảo nằm trong vành đai núi lửa Thái Bình Dương, do đó cấu trúc địa chất không ổn định.

Đăng ngày: 14/10/2017
Siêu núi lửa ở Mỹ có thể bùng nổ sớm và quét sạch sự sống

Siêu núi lửa ở Mỹ có thể bùng nổ sớm và quét sạch sự sống

Trước đó, một nghiên cứu năm 2011 cho thấy mặt đất phía trên hồ chứa magma ở Yellowstone đã dày lên khoảng 25cm trong 7 năm.

Đăng ngày: 14/10/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News