Núi lửa Philippines phun tro bụi và đá, hàng nghìn người phải sơ tán
Các nhà nghiên cứu địa chấn Philippines cho biết, họ đã ghi nhận ít nhất một trận động đất núi lửa trong 24 giờ qua và đá nóng đỏ rơi xuống từ núi Mayon ở tỉnh Albay miền Trung nước này.
Giới chức Philippines cho biết hơn 12.800 người đã được chuyển đến các trung tâm sơ tán, hầu hết đến từ các làng nông nghiệp ở hoặc gần chân núi lửa.
Bộ trưởng Y tế Philippines, Teodoro Herbosa, nói trong một cuộc họp báo hôm Chủ nhật: “Có nguy cơ sức khỏe đồng thời xảy ra khi ở gần vụ phun trào do hít phải khí sulfur dioxide hoặc các hạt vật chất của tro bụi”.
Núi lửa Mayon đang phun tro bụi và cả những tảng đá lớn ra ngoài. (Ảnh: AFP).
Núi Mayon, cách Thủ đô Manila khoảng 330km, được coi là một trong những ngọn núi lửa bất ổn nhất trong số 24 ngọn núi lửa đang hoạt động của nước này.
Viện Nghiên cứu Núi lửa và Địa chấn Philippines cho biết những tảng đá bị tan rã từ miệng núi lửa và bị vật chất nóng chảy dưới lòng đất đẩy ra khỏi miệng núi lửa.
Các nhà nghiên cứu núi lửa của Philippines cho biết, những tảng đá đang trút xuống những khu vực cách xa tới 2km và lượng khí thải sulfur dioxide đã tăng gấp 3 lần vào thứ Bảy.
Một hệ thống cảnh báo 5 mức cho núi lửa đã được nâng từ mức 2 lên 3 vào thứ Năm trước đó, với cảnh báo của các nhà chức trách về các bệnh về đường hô hấp có thể xảy ra do hít phải khói.
“Với tình trạng Albay đang trong tình trạng thiên tai do hoạt động của Mayon, chúng tôi nhắc nhở mọi người tuân theo các khuyến nghị và hướng dẫn sơ tán của chính quyền địa phương”, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos cho biết hôm thứ Bảy.
Động đất và hoạt động núi lửa thường xuyên xảy ra ở Philippines do nước này nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương, nơi các mảng kiến tạo va chạm vào nhau.
Vụ phun trào mạnh nhất ở nước này trong những thập kỷ gần đây là ở núi lửa Pinatubo vào năm 1991, khiến hơn 800 người thiệt mạng. Thảm họa đó đã tạo ra một đám mây tro bụi bay hàng nghìn km.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Hòn đảo mưa quanh năm suốt tháng, cây cổ thụ nghìn năm tuổi mọc san sát như thế giới thần tiên
Yakushima là một đảo tại Nhật Bản với khí hậu rất ẩm ướt, giúp duy trì một vùng rừng mục cổ đầy sinh vật và thực vật, đặc biệt là cây mục.

Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?
Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực).

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
