Vì sao đáy chai nước giải khát có hình hoa 5 cánh?

Thiết kế bông hoa 5 cánh của đáy chai nước ngọt, nước có ga giúp phân tán áp suất, tăng độ cứng, hỗ trợ chai đứng vững.

Nhiều người khi mua nước uống, đặc biệt là nước giải khát, thường thắc mắc vì sao phần đáy bình có hình bông hoa năm cánh. Một số cho rằng mục đích của thiết kế này là để đựng ít đồ uống hơn và đánh lừa thị giác người tiêu dùng. Tuy nhiên, trên thực tế, mỗi chai nước đều có tiêu chuẩn về dung tích và việc chiết chất lỏng vào chai phải nằm trong sai số tiêu chuẩn đã được quy định. Do đó, suy luận trên không hợp lý.


Chai nước có ga thường lõm mà không phẳng ở đáy như chai nước lọc thông thường.

Thông thường, thiết kế đáy chai với hình bông hoa năm cánh nhô cao chủ yếu chứa đồ uống có ga. Việc lắc đồ uống có ga trong khi vận chuyển sẽ thúc đẩy quá trình phân hủy cacbonat và tạo ra một lượng lớn bong bóng chứa carbon dioxide.

Điều này làm thể tích khí giải khát tăng lên, từ đó tạo ra áp suất lớn, có nguy cơ làm hỏng và nổ bình. Thiết kế đáy bình hình hoa có thể phân tán áp suất một cách hiệu quả, tránh nguy cơ nổ bình.

Một ưu điểm khác của thiết kế đáy hình bông hoa năm cánh là làm tăng độ cứng, tránh bị xô đổ khi xếp nhiều chai với nhau. Chẳng hạn, kệ hàng của các siêu thị chất đầy nước giải khát có ga đáy phẳng, nếu ai đó vô tình chạm vào kệ hoặc không chú ý khi lấy và đặt đồ uống, tình thế sẽ giống như quân cờ domino, làm đổ cả dãy chai nước. Tuy nhiên, phần đáy chai hình bông hoa năm cánh có độ bám vào kệ lớn hơn nên nếu không may làm đổ một chai cũng không kéo theo các chai đồ uống khác, từ đó giảm thiểu thiệt hại và tăng độ an toàn.

Khi rót đồ uống có ga, nhà sản xuất phải bơm khí carbon dioxide vào chai, lúc này chai cần chịu được khoảng 4 atm (đơn vị đo lường áp suất). Nhựa PET dùng để chứa nước giải khát không có độ cứng như chai thủy tinh nên đáy chai phải được thiết kế với kiểu dáng lõm và kết cấu các đường gân thon dài, giúp áp suất được phân bổ đều ở đáy chai, khiến chai đứng vững sau khi được nạp đầy nước giải khát có ga.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sinh sống cùng thời với khủng long, tại sao cá sấu không tuyệt chủng?

Sinh sống cùng thời với khủng long, tại sao cá sấu không tuyệt chủng?

Cá sấu là loài bò sát ăn thịt cỡ lớn rất cổ xưa. Chúng đã sống trên Trái đất 230 triệu năm.

Đăng ngày: 04/04/2025
Tại sao ngỗng có thể canh nhà thay chó?

Tại sao ngỗng có thể canh nhà thay chó?

Ở châu Âu, châu Phi và Tây Á thì ngỗng nhà được thuần hóa từ ngỗng xám còn ở Đông Á là giống ngỗng thiên nga.

Đăng ngày: 03/04/2025
Tại sao mèo thường làm động tác nhào bột?

Tại sao mèo thường làm động tác nhào bột?

Chưa có câu trả lời chính xác tại sao mèo thường làm động tác như nhào bột trên các bề mặt mềm mại, nhưng có thể điều này xuất phát từ bản năng, có thể chúng đang đánh dấu lãnh thổ, đang tạo ra một nơi thoải mái để ngủ, hoặc cũng có thể đang thể hiện tình cảm.

Đăng ngày: 03/04/2025
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối".

Đăng ngày: 30/03/2025
Tại sao gấu nước sống hàng thập kỷ không cần nước?

Tại sao gấu nước sống hàng thập kỷ không cần nước?

Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Tokyo phát hiện một protein giúp gấu nước sống sót qua nhiều năm trong môi trường không có nước.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao người Mỹ sử dụng đơn vị nhiệt độ F thay vì độ C?

Vì sao người Mỹ sử dụng đơn vị nhiệt độ F thay vì độ C?

Thang đo Fahrenheit được nhà khoa học người Đức Daniel Gabriel Fahrenheit tạo ra vào năm 1724.

Đăng ngày: 28/03/2025
Tại sao linh dương Gerenuk có thể sống mà cả đời không cần uồng nước?

Tại sao linh dương Gerenuk có thể sống mà cả đời không cần uồng nước?

Linh dương Gerenuk là một loài sinh sống ở châu Phi và chúng có thể sống thoải mái mà không cần uống nước trong suốt cuộc đời của mình.

Đăng ngày: 28/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News